Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng, trải qua mỗi giai đoạn trẻ sơ sinh sẽ phát triển thêm một kỹ năng nào đó. Bố mẹ có thể tham khảo thêm các mốc phát triển của trẻ sơ sinh để có thể đo lường một cách khách quan nhất. Trẻ 4 tháng tuổi là một trong những cột mốc quan trọng với nhiều sự thay đổi lớn. Vậy trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Hãy đọc ngay bài viết sau.

1. Bảng Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ 4 Tháng Tuổi

Hầu hết trẻ sơ sinh đều sụt cân trong vài ngày đầu sau sinh, nhưng trong vòng vài tuần tiếp theo chúng sẽ trở lại mức cân nặng như ban đầu. Cho đến 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng khoảng 0,02kg mỗi ngày. Trọng lượng của trẻ sẽ tăng gấp đôi trọng lượng ban đầu khi được 4 tháng tuổi và gấp 3 lần khi được 1 tuổi. Hầu hết trẻ sơ sinh đều phát triển chiều cao khoảng 25cm vào ngày sinh nhật đầu tiên (1 tuổi).

Chiều cao, cân nặng của trẻ luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm hàng đầu. Mỗi đứa trẻ sẽ có một mốc phát triển khác nhau. Không có một con số chính xác tuyệt đối liên quan đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Các mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng trung bình dưới đây:

Theo bảng chiều cao cân nặng trung bình của bé 4 tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO:

Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái
5,6-7 5,1-6,4 60-63,9 57,8-66,4

Bảng này chỉ áp dụng cho những em bé sinh đủ tháng, sơ sinh có cân nặng trung bình 2,9-3,8kg và chiều dài trung bình 50cm. Không áp dụng bảng này đối với trẻ sinh non, thiếu cân. Mẹ có thể tham khảo biểu đồ tăng trưởng dành riêng cho trẻ sinh non.

2. Trẻ 4 Tháng Tuổi Biết Làm Gì?

Trẻ 4 tháng tuổi phát triển rất nhanh về thể chất. Bé bắt đầu tăng cân và phản ứng lại với mọi thứ xung quanh như: bắt chước những âm thanh mà chúng nghe được hay những chuyển động mà chúng nhìn thấy. Để biết thêm về trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, Hatato sẽ thông tin đến bạn ngay dưới đây.

2.1. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì về mặt ngôn ngữ

Như đã nói ở trên, trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu chú ý đến những âm thanh mà bạn tạo ra và có xu hướng bắt chước lại những âm thanh đó. Bé thích bập bẹ lại tiếng nói của bố mẹ, đây là bước ngoặt đầu tiên trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Bạn có thể nghe bé bập bẹ gọi “ba” hoặc “ma” nhưng vẫn chưa phát âm rõ.

Để khuyến khích bé nói nhiều hơn bố mẹ nên phản ứng lại những âm thanh mà bé nói ra, từ đó bé sẽ học được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể cho trẻ tiếp xúc với những thể loại âm nhạc phù hợp hoặc kể chuyện cho con nghe.

tre 4 thang tuoi
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì về mặt ngôn ngữ

2.2. Về nhận thức và học hỏi

  • Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể nhận biết người quen từ xa.
  • Thể hiện cảm xúc vui buồn với bố mẹ
  • Quan sát các vật thể di chuyển từ bên kia bằng mắt
  • Em bé 4 tháng tuổi sẽ cười nhiều hơn, kể cả với người lạ
  • Bé thích bắt chước lại những âm thanh hoặc biểu cảm của người lớn.

2.3. Về thể chất và khả năng vận động

Nhiều bố mẹ lần đầu có con thường thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và đã bế ngồi được chưa. Theo các chuyên gia, mẹ đã có thể cho bé tập ngồi khi được 4 tháng tuổi. Lúc này bé sẽ ngồi được khi có sự hỗ trợ của bố mẹ nhưng bé vẫn chưa thể ngồi thẳng lưng và luôn bị nghiêng người về phía trước. Ngoài việc bé có thể tập ngồi, em bé 4 tháng tuổi còn phát triển một số kỹ năng vận động như:

  • Đưa tay lên miệng
  • Lăn từ trước ra sau
  • Khi nằm ngửa, hai tay tự động khép lại đặt trước ngực, 2 tay nắm lấy nhau.
  • Trẻ có thể gác khuỷu tay lên cằm khi nằm sấp
  • Ngẩng đầu cao mà không cần hỗ trợ
  • Quan sát những thứ thu hút sự chú ý của bé và vươn tay ra để chạm vào
  • Có thể dồn lực xuống chân khi đặt đứng trên bề mặt cứng.

2.4. Về mặt cảm xúc và các giác quan

  • Bạn sẽ thấy trẻ 4 tháng tuổi biết cách kết nối với mọi người xung quanh nhiều hơn
  • Trẻ thích chơi với mọi người và cảm thấy khó chịu khi không được chơi nữa.
  • Bắt chước biểu cảm gương mặt hoặc vài chuyển động đơn giản như: cười, cau mày, khóc.
  • Thính giác: Trẻ bắt đầu tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh
  • Thị giác: Nếu trẻ 3 tháng chưa phân biệt được màu sắc tương phản, đến tháng thứ 4 trẻ đã nhận ra sự tương phản màu sắc tinh tế. Mắt di chuyển theo đồ vật hoặc người khác.

2.5. Thời gian ngủ nghỉ

Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu ổn định giấc ngủ và có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 6 – 8 tiếng ban đêm, thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Vì vậy, bố mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, không còn phải thức đêm để trông con nữa.

2.6. Thời điểm mọc răng

Theo các chuyên gia, trung bình đến tháng thứ 6 trẻ mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trẻ 4 tháng mọc răng được xem là khá sớm, tuy nhiên một số trẻ phát triển nhanh có thể mọc răng khi được 4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, con có dấu hiệu chảy nước dãi thường xuyên, thích nhai và cắn đồ vật cứng, trẻ trở nên biếng ăn hơn. Bố mẹ hãy cẩn thận khi cho con chơi những đồ vật nhỏ để tránh trở thành mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho con.

3. Trẻ 4 Tháng Tuổi Ăn Dặm Mấy Bữa?

Trước khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cần phải biết được trẻ mấy tháng thì ăn dặm.Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm. Nhưng một số trẻ phát triển nhanh, cân nặng cao thì sữa mẹ hoặc sữa công thức không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ tập ăn dặm sớm nếu bé sẵn sàng.

4. Bố Mẹ Làm Gì Để Trẻ 4 Tháng Tuổi Phát Triển Toàn Diện

4.1. Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Thức ăn chính cho trẻ 4 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mỗi ngày bé nên ăn khoảng 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong suốt 18 tháng đầu.

Đối với những trẻ 4 tháng đã tập làm quen với các món ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn từ từ dạng lỏng nước với số lượng ít. Không nên thay thế bữa chính bằng thực phẩm ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi mẹ nhé.

4.2. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Bé 4 tháng tuổi đang trải qua nhiều thay đổi nên có thể cảm thấy không thoải mái. Bố mẹ cần nắm rõ sự thay đổi trong thời gian biểu hằng ngày của bé. Thiết lập thói quen thư giãn trước khi ngủ cho bé: hát ru, massage, kể chuyện cho bé nghe,…

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị không gian ngủ của bé cũng rất quan trọng, bố mẹ nên vệ sinh nôi cũi cho bé thường xuyên để đảm bảo giường ngủ luôn sạch sẽ, thơm tho giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

noi cui cho be hatato s459 7trong1 14
Giường cũi cho bé ngủ ngon

4.3. Cho bé khám phá thế giới xung quanh

Một cách rất hiệu quả để giúp con yêu phát triển toàn diện đó là cho con tiếp xúc với môi trường xung quanh. Mẹ không thể để bé ở nhà mãi được, con yêu luôn tò mò và hứng thú với những gì đang diễn ra quanh mình. Khi được thay đổi không gian, cho bé ra ngoài chơi nhiều hơn, được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ kích thích trí não của bé.

Để thuận tiện cho việc đưa em bé 4 tháng tuổi ra ngoài chơi, bố mẹ nên sắm cho bé một chiếc xe đẩy cho bé, vừa an toàn lại vừa tiện lợi cho mẹ chăm sóc con yêu ở mọi lúc mọi nơi.

– Bố mẹ còn có thể trò chuyện cùng con, bắt chước và tỏ ra hào hứng khi trẻ phát ra âm thanh, cùng con làm những món đồ chơi đơn giản gắn kết tình cảm gia đình.

xe day cho be hatato 268 8
Trẻ 3-4 tháng tuổi biết làm gì? Xe đẩy đa năng cho bé

Với những thông tin Hatato đã chia sẻ ở trên, hy vọng bố mẹ đã hình dung ra được trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì.Đây là thời thời điểm quan trọng để trẻ phát triển và khám phá mọi điều xung quanh, là cơ hội tốt để bố mẹ dạy bé những kỹ năng mới. Bố mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp con yêu phát triển toàn diện nhé!

>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *