Theo dõi các mốc phát triển của trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ biết bé yêu nhà mình có phát triển tốt hay không. Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để giúp con phát triển tốt hơn. Dưới đây Hatato giới thiệu cho ba mẹ bảng cân nặng và chiều cao của trẻ của WHO. Cùng theo dõi để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của con nhé!

1. Sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé

Trước khi tìm hiểu bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và chiều cao của trẻ, cùng tìm hiểu về sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé.

1.1. Nguyên tắc đo chiều cao, cân nặng cho trẻ

Nguyên tắc tính chiều cao

  • Cho trẻ dưới 2 tuổi: Ba mẹ đặt dọc bé nằm theo thước đo, giữ đầu bé thẳng nhìn lên trần, đầu gối thẳng và cần ghi chỉ số chiều cao cả số lẻ và chẵn.
  • Khi đo chiều cao cho bé từ 2 tuổi trở lên: Đặt thước đo thẳng vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn. Trẻ đứng thẳng theo thương đó, không mang giày dép và quay lưng về phía tường, cả người áp sát vào tường. Dùng thước hoặc bảng gỗ đặt lên đầu trẻ, dóng chiều cao của trẻ từ bảng gỗ để đo được chỉ số chính xác nhất
bcn1
Nguyên tắc tính chiều cao cho trẻ

Nguyên tắc tính cân nặng

  • Nên sử dụng cân điện tử để có độ chính xác cao. Nếu dùng cân để bàn phải đặt nơi bằng phẳng, cân treo phải treo ở những nơi chắc chắn. Đồng hồ cân phải nhìn rõ số, dễ theo dõi
  • Chỉnh cân về số 0 trước khi cân cho trẻ
  • Nên cân cho bé vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì và đã đi vệ sinh. Bỏ bớt quần áo và giày dép trên người bé
  • Đặt bé nằm ngửa hoặc ngồi ở giữa cân, ghi chỉ số cân nặng cả số chẵn và lẻ

 

bcn2
Những lưu ý khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh

1.2. Thông tin chung về chỉ số tăng trưởng cân nặng của trẻ

Sau khi chào đời, cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Đến khi được 1 tuổi, cân nặng và chiều của bé sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn vừa mới chào đời.

Khi trẻ lớn dần, khả năng tăng trưởng chiều cao cũng chậm lại. Do vậy, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng, việc cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều thật sự cần thiết. Bởi đó sẽ là nguồn dự trữ tốt nhất cho việc phát triển chiều cao và cân nặng tuổi dậy thì

2. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và chiều cao theo WHO

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố là một trong những thông tin đáng tin cậy nhất dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con cái. Đặc biệt là khi trẻ mới sinh và đến năm 10 tuổi, chiều cao cùng cân nặng của bé cần được theo dõi một cách sát sao nhất. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng sẽ giúp ba mẹ theo dõi sự phát triển của con một cách dễ dàng hơn.

Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh của WHO ba mẹ tham khảo:

bang can nang3
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng và sự phát triển chiều cao của trẻ

3. 5 yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của bé

Trong hành trình chăm con, có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới bảng cân nặng của trẻ sơ sinh, một trong số những yếu tố đó là:

  • Gen di truyền: Trẻ sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ ba và mẹ khi sinh ra. Vì thế, yếu tố di truyền có tác động tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ sẽ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao
  • Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống: Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, quá trình phát triển thể chất. mật độ xương, độ khoẻ của răng và kích thước của các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, những yếu tố môi trường, khí hậu cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của trẻ.
  • Trẻ mắc các bệnh mạn tính: Những trẻ mắc bệnh mạn tính, khuyết tật hay từng trải qua phẫu thuật thì cũng có thể là yếu tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao và cân nặng. Điều này sẽ thể hiện rõ khi mẹ nhìn vào mức cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Vận động thể chất: Lười vận động sẽ có những ảnh hưởng lớn tới việc phát triển hệ xương khớp và hệ thần kinh của bé. Bởi vậy, ba mẹ cần cho bé tham gia nhiều hoạt động vận động để giúp trẻ có cân nặng lý tưởng, hạn chế mắc những bệnh lý nguy hiểm.
  • Chăm sóc sức khoẻ thời kỳ mang thai và cho con bú: Chăm sóc sức khoẻ của mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất của trẻ.

4. 3 tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ

Bên cạnh yếu tố chiều cao và cân nặng dựa theo bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh, 3 tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ ba mẹ cần lưu ý:

4.1. Yếu tố phản xạ ngôn ngữ

Đánh giá các phản xạ ngôn ngữ để cho thấy bé đang phát triển tốt hay chậm phát triển. Ba mẹ có thể dựa vào những câu hỏi sau để đánh giá chính xác:

  • Bé có hay cười không?
  • Cho bé đồ chơi bé có làm tiếng động hay hành động nào không?
  • Bé có chú ý khi nghe tiếng mẹ/ai đó ở gần không?
  • Bé có phát âm được “a” như: da, ba,…
bcn4
Yếu tố phản xạ ngôn ngữ sẽ cho thấy liệu bé có đang phát triển bình thường không

4.2. Yếu tố vận động thô

Bé lật, đẩy, ngồi chống đỡ hay ngồi dựa, đứng có tay vịn hoặc đứng mà không cầm bám dựa. Tùy theo từng độ tuổi và tùy thuộc vào sự phát triển cơ lưng, cổ và hông của mỗi bé là khác nhau. Những bé to con có xu hướng phát triển chậm hơn so với các bé khác vì các bé ít vận động hơn.

4.3. Yếu tố vận động tĩnh

Các khả năng như cầm nắm các vật lớn, nhỏ với những hình dạng khác nhau, màu vẽ,… Tất cả các yếu tố này đều nằm trong mục đánh giá tăng trưởng của bé. Nếu ba mẹ nhận thấy bé đang phát triển tốt những kỹ năng này là bé vẫn đang tăng trưởng tốt.

5. Lưu ý khi xem bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và chiều cao của trẻ

Khi xem bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và chiều cao của trẻ, ba mẹ cần lưu ý tới các chỉ số chính sau:

  • Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Dựa trên bảng cân nặng chuẩn trẻ sơ sinh. Nếu kết quả cân nặng của bé <-2SD tức là trẻ chỉ mới đạt được khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao tính theo tuổi. Chiều cao đo được của bé nếu dưới <-2SD so với mức trung bình có nghĩa là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Chỉ số cân nặng của bé <-2SD so với mức trung bình (mức phát triển bình thường) thì rất có khả năng là bé đang bị suy dinh dưỡng. Ba mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Sự phát triển về chiều cao, cân nặng hay thể chất ở trẻ chính là điều kiện cần để sức khoẻ của con. Ba mẹ cần chú ý theo dõi Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ theo chuẩn WHO một cách sát sao để có sự can thiệp sớm nhất. Bên cạnh phát triển thể chất, Hatato khuyên rằng bố mẹ đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khoẻ trí não của bé yêu nhé.

>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *