Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Việc ăn các loại rau tốt cho bà bầu trong thai kỳ sẽ giúp mẹ tiếp thêm nhiều dinh dưỡng. Đồng thời, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Cùng Hatato tìm hiểu thêm về các loại rau tốt cho cho bà bầu, cũng như những loại rau bà bầu nên tránh dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Lợi Ích Thần Kỳ Của Các Loại Rau Cho Phụ Nữ Mang Thai
Trong thời kỳ mang thai, điều quan trọng là phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong rau củ quả chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, nước, chất xơ. Cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Rau giúp trẻ tăng cân sau khi sinh, giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Ví dụ như: thiếu máu, huyết áp ổn định, bệnh tim, đái tháo đường, béo phì, đột quỵ,…
Các loại rau tốt cho bà bầu khá đa dạng với nhiều thành phần. Ăn rau là một trong những cách tốt nhất để giữ cho thai nhi khỏe mạnh trong và sau thai kỳ.
2. Top 5 Các Loại Rau Tốt Cho Bà Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh
2.1 Bông Cải Xanh
Bông cải xanh hoặc cải bẹ xanh, là một trong các loại rau tốt cho bà bầu và lành tính nhất. Chúng chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa, axit folic, sắt, canxi và magiê. Những chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Loại rau quả này giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai, hỗ trợ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bông cải xanh tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng nó trong thực đơn hàng ngày. Chỉ nên ăn với lượng vừa phải sẽ rất an toàn và đạt hiệu quả cao. Mẹ bầu có thể ăn khoảng 1-2 chén bông cải xanh mỗi ngày với nhiều hình thức chế biến khác nhau.
2.2. Măng Tây
Măng tây được xem là thực phẩm tốt cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Măng tây có chứa vitamin B cao giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời tăng sản lượng sữa cho mẹ đang cho con bú. Măng tây còn chứa một loại carbohydrate hay inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tránh bị dư chất không tốt cho bà bầu. Tránh nấu măng quá chín sẽ làm giảm lượng chất trong măng. Trung bình, bà bầu nên sử dụng măng tây 3 bữa/tuần. Kết hợp cùng các thực phẩm khác để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
2.3 Rau Dền
Không quá bất ngờ khi rau dền được lọt top các loại rau tốt cho bà bầu. Có nhiều loại như rau dền đỏ, dền trắng, rau dền cơm hay rau dền có gai. Các loại rau dền đều được đánh giá là lành tính và tốt cho sức khỏe.
Rau dền có tính mát giúp giải nhiệt cho mẹ thường bị nóng trong. Trong rau dền có chứa Axit Folic là chất cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 200g rau dền mỗi cử ăn, mỗi tuần tốt nhất chỉ nên ăn 2 – 3 bữa rau này. Ngoài rau dền mẹ nên bổ sung thêm những loại rau bổ dưỡng khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý: không nên hâm lại rau dền nhiều lần trong thời gian ngắn. Điều này dễ dẫn đến mất chất dinh dưỡng và nitrat chuyển hóa thành nitrit dẫn đến nguy cơ ung thư.
2.4 Bắp Cải
Bắp cải là thực phẩm hàng đầu bà bầu nên ăn với hàm lượng vitamin C, kali, phốt pho, chất xơ. Có nhiều lợi ích khi ăn bắp cải như: ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức mạnh hệ xương, ổn định huyết áp
Tuy nhiên, ăn nhiều bắp cải có thể khiến bà bầu bị đầy hơi. Bà bầu không được ăn bắp cải sống. Trong bắp cải có chứa Goitrogen ức chế hoạt động tuyến giáp khiến mẹ dễ bị bướu cổ. Nên hạn chế ăn bắp cải khi mẹ bầu có hiện tượng căng tức bụng, khó tiêu. Nên rửa thật kỹ và đun sôi trong quá trình chế biến.
2.5 Rau Muống
Có rất nhiều thắc mắc về việc bà bầu ăn rau muống được không? Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng: Rau muống là một trong những nguồn dinh dưỡng. Chúng cung cấp nhiều amino axit, canxi, sắt, vitamin B và C.
Với hàm lượng sắt dồi dào, rau muống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu.
Bên cạnh đó vẫn có một số lưu ý khi cho bà bầu ăn rau muống:
– Rau muống rất dễ bị phun thuốc trừ sâu. Vì vậy, mẹ bầu tìm nguồn cung cấp rau muống uy tín, an toàn. Ngâm muối để rửa thật sạch rau trước khi chế biến món ăn.
– Mẹ bầu không được ăn rau muống sống. Vì rất dễ nhiễm khuẩn đường ruột. Cách tốt nhất là nên chế biến rau muống chín kỹ trước khi ăn.
– Mẹ có thể trạng không tốt thì nên loại bỏ rau muống ra khỏi thực đơn hằng ngày.
– Theo kinh nghiệm dân gian những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout, bị viêm đường tiết niệu thận, huyết áp cao thì không nên ăn rau muống.
Vậy bà bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là CÓ. Rau muống thuộc top các loại rau tốt cho bà bầu. Tuy nhiên thai phụ nên lưu ý một số vấn đề trên để cân nhắc về việc có nên ăn hay không.
3. Những Loại Rau Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Thai Kỳ
3.1. Rau Răm
Rau răm không thuộc nhóm các loại rau tốt cho bà bầu. Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm, thai nhi chưa phát triển ổn định. Do vậy những thực phẩm có chứa chất có thể gây kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh. Điều này sẽ không tốt cho bà bầu, có thể gây ra tình trạng sảy thai.
3.2. Rau Ngót
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề bà bầu ăn rau ngót được không. Rau ngót chứa rất nhiều khoáng chất như: vitamin C, B1, B6, magie, kali, canxi, phốt pho, đạm. Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Đồng thời có chứa vitamin K – một loại vitamin hiếm có trong thực vật. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không? Câu trả lời là Không nên ăn.
Trong rau ngót có chứa papaverin, một chất gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 khuyến cáo: Không dùng papaverin cho phụ nữ có thai. Glucocorticoid có trong rau ngót còn làm giảm sự hấp thụ canxi và photpho của cơ thể. Mẹ bầu ăn rau ngót có thể bị hạ canxi, mất ngủ và khó thở.
3.3. Rau Sam
Rau sam là loại rau rất dễ trồng, thậm chí còn mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng của nó mang lại khá cao, với nhiều các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là lượng acid béo omega-3 rất dồi dào. Tuy nhiên rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Tử cung co bóp mạnh dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
3.4 Rau Húng Quế
Húng quế rất phổ biến trong bữa ăn của gia đình Việt. Chúng có hương thơm đặc trưng dùng kết hợp với nhiều món ăn nhằm tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên húng quế có chất kích thích tử cung co thắt gây nguy hiểm cho thai nhi. Bà bầu nên hạn chế ăn húng quế ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
4. Bổ Sung Bao Nhiêu Rau Là Đủ?
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi. Chế độ ăn của các mẹ nên kết hợp đa dạng các loại rau có nhiều màu sắc là rất tốt cho thai phụ.
Lượng rau củ thai phụ nên ăn là khoảng 400g/ngày. Điều này không chỉ hỗ trợ mẹ bầu tránh bị táo bón khi mang thai mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: bệnh tim, đái tháo đường thai kỳ, béo phì, đột quỵ…
Hi vọng bài viết trên có thể giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc và cung cấp thêm một số thông tin về các loại rau tốt cho bà bầu mà Hatato thu thập được. Đừng quên chuẩn bị trước những thông tin bổ ích về dinh dưỡng cho mẹ và bé để có được sự chăm sóc kịp thời nhất cho cả 2 bạn nhé!
Tham khảo các sản phẩm của Hatato: Tại đây