Cách chọc thai nhi đạp như thế nào để giúp bé thông minh, năng động và phản xạ tốt hơn khi còn nằm trong bụng mẹ? Điều đó sẽ được Hatato bật mí ngay dưới đây.
Dường như mẹ bầu nào cũng biết rõ, bắt đầu từ tuần 18 – 20 của thai kỳ, thai nhi nằm trong bụng mẹ sẽ có những chuyển động đầu tiên. Thế nhưng, có đôi lúc bé con thường không hoặc ít chuyển động khiến nhiều mẹ thường lo lắng. Do đó, những người phụ nữ mang thai hãy thử một số cách chọc thai nhi đạp được chia sẻ dưới đây để biết em bé khỏe mạnh như thế nào nhé!
Nội Dung Chính
1. Bao nhiêu tuần thai nhi bắt đầu có dấu hiệu đạp?
Trong yếu tố những điều cần biết khi mang thai, khá nhiều mẹ bầu thường băn khoăn, tò mò không biết bắt đầu từ khi nào con đạp trong bụng mẹ? Thực ra, câu trả lời của vấn đề này còn phụ thuộc vào số lần mang thai của người phụ nữ. Thông thường, nếu lần đầu tiên mang thai – là con đầu lòng thì thai nhi sẽ đạp vào tuần thứ 15 – 22.
Tuy nhiên, phần lớn, nhiều chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được rõ rệt thai nhi đạp vào tuần thứ 18 – 20. Còn đối với trường hợp người mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi thì sẽ cảm nhận được thai nhi đạp sớm hơn một chút.
2. Tần suất đạp của thai nhi là bao nhiêu lần/1 ngày?
Muốn biết cách chọc thai nhi đạp như thế nào thì mẹ bầu nên biết cụ thể tần suất đạp của em bé là bao nhiêu lần trong 1 ngày trước. Bình thường, trong 2 tiếng đồng hồ, thai nhi có thể đạp 10 cú đạp.
Ngoài ra, cũng không nên chú trọng quá vào việc đạp của thai nhi mà chị em phụ nữ cũng nên chú ý vào cả thói quen chuyển động của con. Nếu cảm thấy thói quen của em bé thay đổi thì cần đến phòng khám sản khoa để kiểm tra ngay.
3. Khi nào mẹ cảm nhận được bé đạp
Biết được tần suất đạp trung bình của thai nhi rồi, vậy khi nào người mẹ sẽ cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng của mình? Câu trả lời là tùy vào những thời điểm khác nhau, mẹ bầu sẽ biết được con đạp nhiều hay ít. Theo nghiên cứu của nhiều người thì thông thường, em bé sẽ đạp nhiều vào ban đêm – trong khoảng thời gian yên tĩnh. Thế nhưng, cũng có trường hợp thai nhi lại đạp nhiều vào buổi sáng – khi có nhiều người với không gian ồn ào, náo nhiệt.
Người mẹ sẽ cảm nhận được bé con đạp nhiều ở phía trước hoặc bên hông bụng. Nếu xét nghiệm vào tuần 20 mà biết được nhau thai ở phía trước thì thai nhi sẽ đạp ở 2 phía bên hông cùng phần dưới bụng. Còn vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt gặp hiện tượng em bé đạp ở gần bộ phận “cửa mình”. Lý do có thể là bởi em bé càng lớn sẽ “tung” ra những cú đạp mạnh mẽ, gây đau nhức khu vực đó.
4. 5 cách chọc thai nhi đạp để bé năng động hơn
Làm sao để thai nhi đạp? Đừng lo lắng, các mẹ bầu có thể tham khảo ngay một số cách làm cho em bé trong bụng đạp như sau:
4.1. Mẹ hãy uống một ly nước mát, nước mía hoặc nước ép trái cây
Đây chính là một cách chọc thai nhi đạp khá đơn giản nên được nhiều chị em phụ nữ “rỉ” tai nhau và áp dụng thường xuyên, rất phổ biến. Uống một ly nước mát, nước mía hoặc nước ép trái cây có thể sẽ khiến em bé cựa quậy vì giật mình hoặc muốn tìm đến sự ấm áp hơn do thức uống lạnh. Nếu muốn kích thích mạnh hơn thì mẹ có thể đặt một túi nước mát chườm lên bụng, sẽ thấy điều kì diệu là bé con “tung” ra những cú đạp mạnh mẽ đó.
4.2. Mẹ hãy nằm nghiêng sang bên trái
Ít ai biết rằng, nằm nghiêng sang trái cũng là một cách làm cho thai nhi đạp khá hiệu quả đó. Vì khi mẹ nằm với tư thế ấy, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên đồng thời nguồn dinh dưỡng cung cấp cho em bé cũng được tăng cường tối đa. Và tất nhiên, em bé sẽ phải cử động nhiều hơn để kịp thích nghi với sự trao đổi này rồi.
4.3. Mẹ hãy hát cho em bé nghe
Một trong những cách làm em bé đạp được nhiều mẹ bầu áp dụng ngay từ khi mới mang thai đó chính là hát cho thai nhi nghe. Cách thai giáo này sẽ kích thích thai nhi đạp mạnh hơn vì nghe thấy lời hát ru mượt mà, êm ái của mẹ. Do đó, nếu thấy thai nhi ít đạp, người phụ nữ mang thai có thể chọn một nơi yên tĩnh, ngồi thư giãn và hát cho em bé nghe.
Bên cạnh đó, em bé cũng sẽ đạp khi được nghe giọng nói quen thuộc của người bố đấy. Nên bố hãy chịu khó trò chuyện với con mỗi ngày hoặc để tay lên bụng mẹ để bé chuyển động theo. Lưu ý, lượng âm thanh không quá lớn nhé!
4.4. Mẹ thử sử dụng ngón tay ấn nhẹ vào bụng
Sử dụng ngón tay (không phải cả bàn tay) ấn nhẹ vào bụng cũng là cách chọc thai nhi đạp mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. Nhớ là chỉ ấn nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho em bé. Đây cũng chính là một trong những kỹ thuật mà bác sĩ khoa sản thường thực hiện mỗi lần khi khám thai định kỳ cho các mẹ đấy. Khi thai nhi cảm nhận được sự tiếp xúc trên da bụng sẽ đáp lại với ngón tay lò dò của mẹ và chuyển động thôi.
4.5. Chiếu đèn pin vào bụng bầu
Bắt đầu từ tuần thứ 28, thai nhi sẽ khá nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài của bụng người mẹ. Vì thế, mẹ bầu có thể chiếu đèn pin vào bụng mình để kích thích con đạp nhưng nên có một khoảng cách an toàn và cường độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thị giác của con sau này. Em bé sẽ hướng về nơi có ánh sáng và đáp lại bằng những cử động.
5. Những cú đạp của bé sẽ thay đổi như thế nào qua từng thời kỳ?
Sau những cú đạp nhẹ đầu tiên, em bé sẽ có nhiều cú đạp khác nhau qua từng thời kỳ. Cụ thể:
- Tuần thứ 12, thai nhi như đang nhào lộn trong bụng mẹ.
- Tuần 14 – 24: Có nhiều mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của con trong giai đoạn này. Trường hợp, sau 24 tuần mà không thấy gì, các mẹ nên đi bệnh viện khám sớm.
- Tuần thứ 28: Khi nghe thấy tiếng ồn, bé con sẽ phản ứng lại và đạp nhiều hơn. Thậm chí, có thể nhảy lên nếu nghe thấy âm thanh lớn, sôi động đấy. Lý do là vì thính giác của thai nhi đang phát triển.
- Từ 29 tuần: Mẹ có thể sẽ nhìn thấy chân tay (bàn chân hoặc gót chân) của bé từ bên ngoài thông qua lớp da phần bụng. Rồi khi con thay đổi vị trí, cơ thể người mẹ sẽ như đang trải qua một trận động đất nho nhỏ.
- Từ tuần thứ 32: Em bé sẽ đạp với cường độ nhiều hơn. Nếu thấy con ít đạp, hãy áp dụng một số cách chọc thai nhi đạp như trên nhé!
- Tuần thứ 36: Thai nhi đạp ít lại vì bị hạn chế không gian trong bụng mẹ. Em bé có thể xoay đầu lên hoặc xuống. Nếu thai là ngôi mông thì mông của bé sẽ hướng về phía xương chậu và mẹ sẽ cảm thấy, bé con hay đạp vào bên hông hoặc xương sườn.
- Tuần thứ 37 – 39: Giống như tuần thứ 36, mẹ không nên quá lo lắng.
- Tuần thứ 40: Thai nhi tiếp tục di chuyển và đạp khi vẫn còn ở trong bụng mẹ.
Trên đây là hướng dẫn một số cách chọc thai nhi đạp vô cùng đơn giản mà khá hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Hatato đã chia sẻ thì các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để chăm sóc sức khỏe cho mình lẫn em bé thật tốt nhé!
Xem thêm sản phẩm của Hatato: Tại đây