Hầu hết trẻ nhỏ đều bị chân vòng kiềng. Phần đường cong ở chân thường sẽ tự phục hồi khi trẻ được 2 tuổi. Nguyên nhân gây nên chân vòng kiềng là do trẻ mới biết đi thường đi lắc lư từ bên này sang bên khác. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không khắc phục bé mới tập đi chân vòng kiềng thì ảnh hưởng xảy đến sau này cho bé là rất lớn. Cùng Hatato tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết bé mới tập đi chân vòng kiềng trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong lại. 2 đầu gối cách xa nhau ngay cả khi mắt cá chân phải sát gần nhau. Bên cạnh đó, chân vòng kiềng còn có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh khác mà ba mẹ cần quan tâm.
Một số căn bệnh như Blount hoặc còi xương có thể dẫn tới viêm khớp, đầu gối và hông. Lúc này, một số hướng điều trị bao gồm như brace, bó bột, phẫu thuật. Hoặc điều chỉnh những bất thường về xương của trẻ.
Chân vòng kiềng xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh do phần chân phải co lại vì không gian bụng mẹ quá chật. Thông thường, trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng không cần phải điều trị. Khi bé được 12-18 tháng tuổi, chân của trẻ sẽ duỗi thẳng khi trẻ biết đi. Còn đối với trẻ trên 2 tuổi vẫn bị chân vòng kiềng. Ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.
2. Dấu hiệu nhận biết bé có chân vòng kiềng
Trong quá trình quan sát, ba mẹ thấy bé mới tập đi chân vòng kiềng nên kiểm tra để xác định chân bé có nằm trong giới hạn bình thường không. Nếu như bé phát triển trong giới hạn bình thường, bố mẹ có thể yên tâm cho bé vận động.
2.1. Các loại hình chân thường gặp
Ba mẹ có thể nhận thấy rằng sự phát triển của trẻ không hoàn toàn diễn ra theo một đường thẳng. Nhiều trẻ gặp phải những dị tật xương khớp thường gặp như:
- Chân vòng kiềng (chân chữ O)
- Chân hình chữ X (chữ chi)
- Tật bàn chân bẹt bẩm sinh
2.2. Dấu hiệu của trẻ bị chân vòng kiềng
Ba mẹ có thể nhận biết bé mới tập đi chân vòng kiềng qua các dấu hiệu sau:
- Bé có kiểu đi bộ lúng túng (tức là không đi thẳng hoặc đi về phía trước). Bé sẽ đi vào trong hoặc đi ra ngoài. Bàn chân trẻ có thể hướng vào trong thay vì hướng thẳng. Khi đi bộ hoặc chạy, bàn chân có thể cong ra ngoài thay vì hướng thẳng.
- Các bài tập vận động ba mẹ dành cho bé nhưng bé lại chán nản hoặc thiếu phối hợp vận động.
- Bé cảm thấy đau hoặc khó chịu.
2.3. Phân biệt chân cong bệnh lý và chân cong sinh lý
Chân vòng kiềng có thể là do bẩm sinh hoặc do quá trình phát triển có nhiều yếu tố tác động. Tuỳ thuộc vào những loại bệnh, nguyên nhân có thể khác nhau:
Chân vòng kiềng sinh lý
Khi còn trong bụng mẹ, vị trí xương và khớp của trẻ có thể bị thay đổi để thích nghi với không gian phát triển nhỏ. Tình trạng này được gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Đây là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Bé mới tập đi chân vòng kiềng, tình trạng chân sẽ nghiêm trọng hơn nhưng sẽ cải thiện theo thời gian. Hiện tượng chân cong ra ngoài sẽ được cải thiện khi trẻ lên 3-4 tuổi và thẳng trở lại khi khoảng 7-8 tuổi.
Chân vòng kiềng bệnh lý
Có rất hiếm trường hợp mắc chân vòng kiềng bệnh lý. Tuy nhiên, một bài bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nên tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ như: Bệnh còi xương, bệnh Blount, Bệnh Osteochondrodysplasia. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác cũng có thể dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ bao gồm:
- Béo phì
- Trẻ bị chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng tới đầu gối
- Viêm khớp, đặc biệt là ở đầu gối
- Thiếu canxi và vitamin D
3. Cách kiểm tra trẻ có bị chân vòng kiềng không
Bé mới tập đi chân vòng kiềng khiến nhiều bao mẹ lo lắng. Ba mẹ có thể kiểm tra xem trẻ có bị chân vòng kiềng không bằng cách sau:
Khi trẻ đứng, tư thế các ngón chân hướng về phía trước, mắt cá chân chạm vào nhau và có khoảng cách giữa 2 đầu gối nghĩa là chân của trẻ bị vòng kiềng. Nếu đầu gối chạm nhau nhưng mắt cá chân không chạm thì trẻ bị khuỳnh.
Ba mẹ cũng có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, để 2 mắt cá chân chạm nhau. Đo khoảng cách nhỏ hơn 10cm nghĩa là trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Nếu khoảng cách lớn hơn 10cm, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để có kiểm tra chính xác nhất.
4. Chân vòng kiềng có chữa được không?
Việc chữa khỏi chân vòng kiềng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phương pháp khắc phục, tình trạng chân, độ tuổi. Trẻ càng nhỏ thì khả năng hồi phục chân vòng kiềng càng cao.
Những trẻ có kết cấu xương mềm cũng dễ nắn chân hơn. Ngược lại, những trẻ có kết cấu xương cứng khó đạt được hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, dù chữa trị chân vòng kiềng ở độ tuổi nào cũng cần sự kiên nhẫn và thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ của bác sĩ.
Khi bé mới tập đi chân vòng kiềng, ba mẹ có thể đưa bé đi thăm khám, xác định nguyên nhân để có các biện pháp điều trị sớm nhất. Trong một số trường hợp nặng, có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu hay phẫu thuật nếu cần thiết.
5. Cách khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ
Nếu trên 2 tuổi bé vẫn bị chân vòng kiềng thì ba mẹ mới cần can thiệp. Nếu bé mới tập đi chân vòng kiềng, ba mẹ có thể điều chỉnh cách đi của bé. Ở mức độ nhẹ. Mỗi tối đi ngủ dùng vải cuốn buộc 2 chân bé lại với nhau, sáng sớm bỏ ra. Tuy nhiên, phương pháp này cần sự hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia vật lý trị liệu.
Cách chữa chân vòng kiềng cho bé có rất nhiều. Ba mẹ cũng có thể thực hiện việc nắn chân với mục đích giúp chân bé thẳng lại. Tuy nhiên, việc nắn chân cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Nếu ba mẹ nắn chân sai cách sẽ mang tới những hậu quả nghiêm trọng: Chân trẻ bị dị dạng, phát triển của hệ xương bị ảnh hưởng, viêm khớp,…
Với trẻ sơ sinh, việc nắn chân với trẻ sơ sinh là không cần thiết. Với những trẻ lớn hơn từ 4-5 tuổi, cha mẹ có thể đưa bé tới khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để có cách nắn chân chính xác nhất.
Bên cạnh vấn đề chân vòng kiềng (hay còn gọi là chân chữ O), khi các bé bắt đầu tập đi cũng hay gặp tình trạng chân chữ X (chữ chi). Đây là tình trạng xương chày xoắn lại, tạo thành chân chữ X (đầu gối gần nhau nhưng 2 mắt cá chân cách xa nhau). Tuy nhiên, việc khắc phục chân chữ X ba mẹ chỉ cần phải can thiệp khi bé qua 10 tuổi mà chân vẫn không thẳng lại được.
6. Cách tránh bị chân vòng kiềng cho trẻ
Để tránh tình trạng bé mới tập đi chân vòng kiềng, ba mẹ không nên bắt ép bé tập đi thường xuyên khi còn quá sớm. Vì bé sẽ phải gồng người. Hoặc nhón chân để đứng theo đúng tư thế mà bố mẹ muốn. Bàn chân của bé không đặt thẳng với trục của chi dưới.
Ngoài ra, gợi ý ba mẹ cũng cần tránh cặp bé bên hông hoặc trước ngực. Tư thế bế này sẽ làm cho chân bé quặp vào bụng trong một thời gian dài. Điều này khiến bé bị chân vòng kiềng và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xương.
Ba mẹ cũng không nên cho bé sử dụng xe tập đi từ sớm (trước 9 tháng tuổi). Sử dụng xe tập đi sớm sẽ khiến cho bé bị chứng chân vòng kiềng.
Cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng,… Hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân khiến cho sức chịu đựng của bộ xương, gây biến dạng không mong muốn.
Bé mới tập đi chân vòng kiềng sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng. Trong việc chăm con, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, kẽm, khoáng chất,… và hướng dẫn bé tập đi đúng cách. Trong trường hợp trẻ bị nặng, ba mẹ có thể tham khảo cách chữa chân vòng kiềng cho bé từ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd