Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau 12 tháng sẽ có khoảng 6 răng và sau 24 tháng bé sẽ đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, lịch mọc răng sữa ở mỗi trẻ khác nhau, ba mẹ cũng cần để ý đến trẻ nhiều trong thời gian này. Vậy răng sữa là gì, ba mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bắt đầu mọc và thay răng sữa? Cùng Hatato tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nhỏ, những chiếc răng này sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Có trẻ mọc răng sớm và cũng có trẻ mọc răng sữa muộn hơn 6 tháng. Khi đến tuổi thay, những chiếc răng này sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc một.
1.1. Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn là những chiếc răng không thể thay thế bằng cách tự nhiên. Chúng mọc lên sau khi các răng sữa rụng đi. Thông qua quá trình mọc răng ở trẻ. Ba mẹ có thể dựa theo từng yếu tố sau để phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn:
- So sánh số lượng răng: Răng sữa đầy đủ của trẻ là 20 chiếc răng. Trong khi đó, răng vĩnh viễn có tới 28 chiếc răng (không tính răng khôn).
- So sánh men răng và ngà răng: Men răng và ngà răng của răng sữa sẽ nhỏ hơn răng vĩnh viễn. Vì thế mà hiện tượng trẻ sâu răng nhiều hơn so với người lớn.
- Màu sắc của răng: Những chiếc răng vĩnh viễn có màu vàng hơn còn răng sữa là màu trắng đục.
- Hình dáng răng: Răng sữa có thân răng mập hơn răng vĩnh viễn bởi nó có tỷ lệ chiều ngang lớn hơn so với chiều cao của răng.
Dưới mỗi chân của những chiếc răng sữa là một mầm răng vĩnh viễn mọc lên, làm tiêu chân răng sữa. Các mốc thời gian thay răng sữa ở bé ba mẹ cần chú ý:
- Răng cửa giữa khoảng 5- 7 tuổi
- Răng cửa bên từ 7 – 8 tuổi
- Răng hàm sữa thứ nhất từ 9 – 10 tuổi
- Răng nanh sữa khoảng 10 – 11 tuổi
- Răng hàm sữa thứ hai khoảng 11 – 12 tuổi
1.2. Răng sữa quan trọng như thế nào?
Công dụng chính của những chiếc răng sữa là giúp nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Thông thường khi sang 6 tháng tuổi, bố mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Đây cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện.
Thời điểm mọc răng sữa lần đầu tiên cũng trùng với thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Bố mẹ nên tạo thói quen ăn uống khoa học bằng cách chuẩn bị ghế ăn dặm cho bé. Từ đó, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn trong giai đoạn bé mọc răng sữa.
Răng sữa cũng có vai trò giúp kích thích sự phát triển của xương hàm. Nhờ đó, bé có thể nhai, cắn thức ăn. Các động tác này giúp cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho khuôn mặt bé.
Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm. Nếu răng sữa bị hỏng, phải nhổ sớm, bé có thể bị nói ngọng.
2. Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng sữa
Trung bình, quy trình mọc răng của trẻ như sau:
- Bé được 6 – 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc 4 răng cửa dưới
- Bé được 8 – 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc 4 răng cửa trên
Khi trẻ lên 3 – 4 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn những chiếc răng này sẽ lung lay khi trẻ lên 5 – 6 tuổi. Cũng có trẻ sớm hơn 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7 – 8 tuổi. Tuy nhiên, ba mẹ để ý thấy con rụng răng quá sớm cần đưa đi khám nha sĩ.
Nếu bé được 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng nào là bé mọc răng trễ. Ba mẹ cần đưa bé tới khám tại các bệnh viện chuyên Răng Hàm Mặt Nhi để được tư vấn tốt nhất.
2.1. Dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu
Thông thường, bé 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Ba mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa như sau:
- Bé chảy nhiều nước dãi (có thể gây phát ban trên mặt)
- Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn
- Má ửng hồng
- Phần nướu bị sưng, nhạy cảm
- Chồi răng bắt đầu xuất hiện
- Thích nhai, cắn, ngậm các đồ vật
- Bé ăn ít hoặc từ chối ăn
- Khó chịu, hay quấy khóc
- Hay xoa mặt và tai
3. Thứ Tự Mọc Răng Sữa Ở Trẻ
Mỗi trẻ sẽ có một lịch mọc răng khác nhau. Có những bé 4, 5 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng nhưng có những bé đến 1 tuổi mới có những chiếc răng đầu tiên. Thông thường, quá trình mọc răng của trẻ sẽ theo trình tự sau:
- 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới sẽ bắt đầu mọc khi trẻ 5 đến 8 tháng tuổi
- 4 răng cửa bên sẽ mọc khi trẻ được 7 – 10 tháng tuổi
- 4 răng hàm đầu tiên sẽ mọc khi trẻ được 12 – 16 tháng
- 4 răng nanh sữa mọc trong khoảng tháng 14 – 20
- 4 răng hàm sữa thứ 2 sẽ mọc khi trẻ được 20 – 32 tháng
4. Những lưu ý trong quá trình bé thay răng sữa
4.1. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?
Thông thường, răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay nhưng không lung lay và không tự rụng đi được. Trong khi đó, răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì cần có sự can thiệp từ bên ngoài. Nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, hàm răng của bé sau này sẽ không đều và đẹp.
Ba mẹ có thể tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, thao tác không trọn vẹn sẽ dễ làm tổn thương trẻ. Các biến chứng thường gặp khi ba mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà:
- Viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh.
- Chân răng không được lấy ra trọn vẹn, gây nhiễm trùng hoặc thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt.
- Trẻ vô tình nuốt phải răng nhổ ra.
- Chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm.
- Gây tâm lý hoảng sợ cho con trong những lần thay răng tiếp theo.
Ngoài ra, một số trẻ có cơ địa bị suy giảm miễn dịch, có bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1,… Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý nhổ răng sữa cho con tại nhà. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra với những đối tượng này sẽ vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí là nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên đưa con tới nha sĩ để được chỉ định kháng sinh dự phòng. Lập thời gian can thiệp thích hợp khi cần thiết.
Nếu răng sữa của bé không tự rụng, ba mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để có các biện pháp can thiệp phù hợp. Việc đến nha khoa thường xuyên cũng giúp trẻ có thói quen răng miệng lành mạnh sau này.
4.2. Cách chăm sóc răng sữa để bé có hàm răng đẹp
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, bố mẹ cần thiết bảo vệ hàm răng của trẻ ngay từ nhỏ. Để giúp bé có hàm răng sữa khoẻ đẹp, không bị sâu răng, ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé. Khi trẻ còn nhỏ, chưa thể chải răng được. Ba mẹ sử dụng khăn sữa cùng nước đun sôi để nguội. Hoặc nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày. Khi trẻ lên 2 tuổi, có thể cho tập chải răng. Ở giai đoạn 3 – 5 tuổi, ba mẹ nên hỗ trợ con chải răng buổi tối để tránh gây sâu răng.
Thường xuyên quan sát răng của con. Nếu có dấu hiệu bất thường giống như các vết đen, các lỗ nhỏ xuất hiện, ba mẹ cần đưa bé đến nha sĩ sớm. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên áp dụng các phương pháp thay đổi thói quen, cải thiện dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp hỗ trợ cho hệ răng của bé phát triển tốt hơn.
Theo dõi sát sao tình trạng thay răng sữa ở trẻ. Tránh cho con ăn những loại kẹo cứng. Hạn chế đồ ăn ngọt, nước ngọt có ga vì dễ dẫn đến sâu răng. Trong giai đoạn mọc răng sữa, những chiếc răng mọc lên sẽ khiến trẻ bị đau, sốt. Lúc này, ba mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hay nước hoa quả.
Cũng trong thời gian mọc răng sữa, trẻ thường có những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi vào răng, nghiến răng, chống cằm, thở bằng miệng,… Các thói quen này dễ dẫn tới tình trạng răng sữa mọc lệch, hô, răng mọc chen chúc hay quá thưa,… Vì vậy, nên hạn chế tình trạng này ở trẻ.
Ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Bởi vậy, theo dõi quá trình mọc răng, thay răng sữa của trẻ sẽ giúp ba mẹ dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng cho con. Đừng quên theo dõi Hatato để có thêm nhiều kiến ích thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe bé cho ba mẹ.
>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd