Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em luôn là điều bố mẹ quan tâm trong giai đoạn phát triển của con.Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Đặc biệt giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu là rất quan trọng. Vậy tại sao giấc ngủ lại tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh nhiều đến vậy? Trẻ sơ sinh ngủ một ngày bao nhiêu là đủ?  Hãy cùng Hatato tìm hiểu về tầm quan trọng và giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và ngay sau đây.

1. Tầm Quan Trọng Của Giấc Ngủ Đối Với Trẻ Em

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có rất nhiều sự phát triển về thể chất và tinh thần diễn ra trong lúc trẻ ngủ. Một lớp chất béo được gọi là Myelin bao bọc xung quanh các sợi thần kinh giúp bảo vệ dinh dưỡng và đảm bảo cho xung động thần kinh được dẫn truyền nguyên vẹn, hỗ trợ cho hệ thần kinh phát triển.

Những sự phát triển này của hệ thần kinh giúp cho chức năng của não được trưởng thành. Não bộ chi phối một số khả năng quan trọng của trẻ như: ngôn ngữ, sự tập trung, sự kiểm soát cơ thể. Hoạt động não trong khi ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học hỏi và tâm trạng của trẻ. Nói một cách đơn giản, giấc ngủ nuôi dưỡng não bộ phát triển.

Nếu bé không ngủ ngon giấc hoặc thiếu ngủ, điều này sẽ khiến trẻ hay cáu gắt, mệt mỏi, quấy khóc và không tập trung. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và thần kinh của trẻ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thậm chí là trầm cảm, phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

giac ngu cua tre
Tầm quan trọng của giấc ngủ và giờ ngủ tốt nhất cho bé

2. Giờ Đi Ngủ Lý Tưởng Cho Trẻ Em Theo Từng Độ Tuổi

Bố mẹ cần biết rằng thời gian đi ngủ của trẻ rất khác so với người lớn, trẻ nhỏ ngủ ngủ nhiều gấp 4 lần người lớn. Thời gian ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, nhu cầu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.

2.1. Thời gian ngủ của trẻ dưới 1 tháng tuổi từ 1 – 4 tháng

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần ngủ từ 15-18 tiếng mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2-4 giờ. Đối với trẻ sinh non thời lượng ngủ có thể dài hơn, những trẻ bị đau bụng có thể ngủ ít hơn. Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi trẻ không có đồng hồ sinh học, nên giấc ngủ không theo chu kỳ ngày đêm. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là giai đoạn cần được ngủ nhiều nhất.

Đối với trẻ từ 1-4 tháng tuổi cần ngủ 14-15 tiếng mỗi ngày. Khi được hơn 1 tháng tuổi trở lên, trẻ có xu hướng ngủ ít đi. Tuy nhiên, thời lượng của mỗi giấc ngủ lại kéo dài từ 4-6 tiếng và trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối. Đến khi được 3 tháng tuổi, hầu hết các trẻ sơ sinh đều đã có đồng hồ sinh học, trẻ có một chu kỳ ngủ thường xuyên và phân biệt giữa ngày và đêm.

3.2. Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em từ 4 – 1 tuổi

Đây là giai đoạn bố mẹ nên tạo thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Ở độ tuổi này giờ ngủ của bé gần giống với người lớn. Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em ở độ tuổi này là 14-15 giờ/ngày (bao gồm các giấc ngủ ngày). Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này sẽ có 3 lần ngủ trưa và 2 lần một ngày vào lúc 6 tháng tuổi. Giờ ngủ của trẻ 1 tuổi vào buổi sáng sẽ dần mất đi và chỉ còn 1 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

3.3. Thời gian ngủ của trẻ từ 1 – 3 tuổi

Giờ ngủ của trẻ từ 1-2 tuổi từ 11-14 giờ/ngày, thời gian ngủ trưa giảm xuống chỉ còn 1 lần trong ngày và thời gian kéo dài từ 30-60 phút. Buổi tối em bé đi ngủ từ 7-9 giờ tối và thức dậy từ 6-8 giờ sáng.

3.4. Thời gian ngủ của trẻ từ 3 – 5 tuổi

Ở độ tuổi này trẻ thường ngủ từ 10-13 giờ mỗi đêm. Khi được 5 tuổi, hầu hết trẻ em sẽ không ngủ trưa. Khung giờ ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh vào buổi tối là từ 7-9 giờ tối và dậy từ 6-8 giờ sáng. Giai đoạn này bé hay gặp ác mộng trong khi ngủ vì trí tưởng tượng của trẻ đang dần hình thành và phát triển.

3.5. Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên

Trẻ em từ 5 tuổi trở lên cần khoảng 9-11 giờ ngủ mỗi ngày. Ở giai đoạn này trẻ đã có nhiều hoạt động ở trường, làm bài tập về nhà, chơi thể thao,…Do đó, giai đoạn này trẻ thường khó ngủ hơn, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em ở giai đoạn này là 9 giờ tối và thức dậy từ 7-10 giờ sáng. Tuy nhiên nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ. Khi được 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 giờ.mỗi ngày giống như người lớn.

gio di ngu ly tuong
Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em

3. Mẹo Để Bé Có Giấc Ngủ Ngon

Ngủ là thời điểm tốt nhất để não bộ nạp lại năng lượng. Thời gian ngủ nhiều hay ít không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu và ngon giấc mới thật sự ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, Để giúp con yêu có được sự phát triển trí não mạnh mẽ nhất, mẹ có thể tham khảo 5 mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc sau đây:

3.1. Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Dấu hiệu này có thể thay đổi theo độ tuổi và tính cách của trẻ. Đối với trẻ nhỏ dấu hiệu của chúng thường là dụi mắt, một số khác thì quấy khóc và cau có. Mẹ nên ru trẻ ngủ ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ.

3.2. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ

Luyện cho trẻ thói quen tự đi ngủ đúng giờ vào ban đêm. Vào thời điểm trẻ được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tự đi ngủ bằng cách đặt bé xuống giường cũi mỗi khi bé buồn ngủ. Sau đó tắt đèn hoặc giảm bớt ánh sáng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra mẹ có thể thay quần áo sạch sẽ, thơm tho cho bé trước khi ngủ để tạo thói quen cho bé thay quần áo là chuẩn bị lên giường ngủ.

3.3. Mát xa nhẹ nhàng để ru bé ngủ

Việc mát xa ru bé ngủ mang đến hiệu quả rất tốt cho giấc ngủ của bé. Mẹ có thể dùng dầu oliu xoa nhẹ nhàng phần bụng và lưng bé, giúp bé lưu thông máu và khí huyết. Đưa bé vào giấc ngủ nhanh hơn và ngon giấc hơn.

3.4.Tạo không gian ngủ êm ái cho bé

Mẹ nên đặt bé nằm trong không gian êm ái, yên tĩnh cho bé cảm thấy dễ chịu. Nên đặt bé vào giường cũi cho bé cạnh giường ngủ của ba mẹ giúp mẹ để ý tới con dễ dàng hơn. Đồng thời, việc cho con ngủ riêng hạn chế được việc ba mẹ ngủ nằm đè hay động vào làm con thức giấc mỗi đêm. Đây là cách hợp lý để tập cho bé ngủ riêng và cải thiện giấc ngủ của bé.

3.5. Tuân theo đồng hồ sinh học thức và ngủ của trẻ

Như Hatato đã trình bày ở phần 2 về thời gian đi ngủ lý tưởng của trẻ em, các mẹ nên để ý và cho con ngủ theo chu kỳ phù hợp nhất với đồng hồ sinh học của bé. Không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh tình trạng bé thức giấc vào ban đêm. Chính vì nhịp thức-ngủ này nên mẹ không cần lo con đói mà bắt bé bú khi chưa tỉnh dậy. Không để con bú ngày quá nhiều hoặc chơi quá giờ đi ngủ, sẽ gây ra mộng mị.

3.6. Các giấc ngủ ngắn

Các giấc ngủ ngắn ban ngày tầm 30 phút sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé, giúp bé tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngắn trong ngày. Vì thế mẹ nên đảm bảo các giấc ngủ ngắn đủ sâu để bé có thể tái tạo được năng lượng, giúp bé phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.

3.7. Nhận biết các nguyên nhân khiến bé thức giấc

Một số bé thường xuyên thức giấc và không ngủ ngon vào ban đêm có thể do một số nguyên nhân như: Bé đòi bú sữa mẹ, bé khóc dạ đề (đối với bé 2 tháng đầu), bé bị đau bụng hoặc đau ở chỗ nào đó. Ngoài ra, trong khoảng từ 7-8 tháng tuổi, bé hay quấy khóc vào ban đêm vì đang trong giai đoạn mọc răng . Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm cách khắc phục kịp thời nhất.

Trên đây là những thông tin về giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và mẹo giúp bé ngủ ngon. Hatato hi vọng những mẹo trên đây có thể giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Để tạo thói quen ngủ cho bé không phải chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được, do đó mẹ cần kiên nhẫn và có kế hoạch rõ ràng, hợp lý.

>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *