Luyện cách viết chữ đẹp cho bé đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã có sẵn khiếu viết chữ đẹp. Để có một cách viết chữ đẹp như in, các em phải trải qua quá trình rèn luyện kiên trì. Cùng Hatato tìm hiểu cách viết chữ đẹp và nhanh ngay sau đây!Hướng Dẫn Cách Viết Chữ Đẹp Cho Bé
Nội Dung Chính
1. Vì Sao Nên Hướng Dẫn Bé Luyện Viết Chữ Đẹp?
Ông bà ta thường có câu “nét chữ-nết người”, có nghĩa là thông qua nét chữ ta có thể đánh giá được một phần nào đó tính cách của một người. Một học sinh giỏi toàn diện là giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng. Viết chữ đẹp là một yếu tố cần thiết, đặc biệt là bậc tiểu học. Một số lợi ích khi bé viết chữ đẹp là:
1.1. Rèn luyện những đức tính cần thiết
Luyện cách viết chữ đẹp cho bé ngay từ nhỏ sẽ giúp cho trẻ rèn luyện đức tính nhẫn nại, cẩn thận và kỹ càng. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì các đức tính này vẫn được xem trọng và là một kỹ năng cần thiết. Đó là nền tảng bền vững, giúp các em có được một tương lai rạng rỡ sau này.
1.2. Giúp trẻ sáng tạo và tăng khả năng ghi nhớ
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, việc luyện viết chữ đẹp giúp trẻ đọc nhanh hơn, phát triển được khả năng sáng tạo từ nhỏ và tăng khả năng ghi nhớ. Khi viết não bộ của trẻ sẽ hoạt động rất tích cực. Luyện cách viết chữ đẹp mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhận biết thế nào là chữ viết đẹp và như thế nào là không đẹp. Càng viết nhiều ký tự não bộ của trẻ hoạt động càng mạnh, chúng sẽ học và ghi nhớ lại tất cả những ký tự đó.
2. Hướng Dẫn 7 Cách Viết Chữ Đẹp Cho Bé Dễ Áp Dụng
2.1. Hướng dẫn bé nắm vững các nét cơ bản
Điều đầu tiên khi dạy bé cách viết chữ đẹp là bố mẹ phải nắm vững các nét cơ bản, sau đó mới truyền đạt lại cho bé. Khi lớn lên bé có viết chữ đẹp được hay không đều phụ thuộc vào thói quen viết các nét chữ đầu tiên của bé. Ngay từ những ngày đầu tập viết, các con nên được học các nét cơ bản nhất từ nét cong, nét móc, nét khuyết, nét thẳng, nét ngang… Đến khi viết bài các em sẽ không bị lúng túng và thiếu dấu câu nhiều.
Sau đây là một số nhóm chữ quan trọng bé cần được rèn luyện thường xuyên:
- Nhóm 1: Gồm các chữ I, U, Ư, T, P, Y, N, M, V, R, S
- Nhóm 2: Gồm các chữ C, E, Ê, X
- Nhóm 3: Gồm các chữ L, B, H, K
- Nhóm 4: Gồm các chữ O, Ô, Ơ, A, Ă, Â, D, Đ, G, Q
Khi bé đã quen với cách viết chữ in hoa, in thường. Bố mẹ có thể dạy bé viết chữ kiểu đẹp. Đó là chữ vừa có nét thanh nét đậm, vừa có các nét phụ trang trí thêm cho chữ. Nhờ đó mà chữ viết trở nên nghệ thuật hơn, bay bổng hơn.
2.2. Cách cầm bút
Bé muốn luyện cách viết chữ đẹp cần phải kết hợp với cách cầm bút đúng cách. Nguyên tắc cầm bút để viết chữ đẹp là cầm bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Dùng ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên phần thân bút. Ngón giữa làm điểm tựa đỡ lấy bút.
Bố mẹ dạy trẻ cầm bút nghiêng về phía vai phải một góc 60 độ. Không được cầm bút dựng đứng 90 độ. Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết.
2.3. Tư thế ngồi học
Rèn luyện cách cầm bút không là chưa đủ, bố mẹ cần phải rèn luyện tư thế ngồi học ngay từ đầu cho bé. Ngồi học đúng tư thế giúp bé cảm thấy thoải mái, máu huyết được lưu thông, tạo điều kiện cho bé viết chữ đẹp. Ngồi học sai cách lâu ngày sẽ tác động đến khung xương vai, cổ và cột sống của trẻ. Duy trì tư thế ngồi học sai cách không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến các chứng bệnh như cong vẹo cột sống, lưng gù và cận thị. Ngồi
Sau đây là cách ngồi học đúng chuẩn bố mẹ nên biết:
– Tư thế ngồi thoải mái không gò bó.
– Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30cm
– Khi ngồi hai chân phải thoải mái và chạm mặt đất
– Cột sống luôn thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi
– Tay trái xuôi theo chiều ngồi và giữ cho vở không bị lệch
– Ánh sáng phải chiều từ bên trái sang
2.4. Tạo sự tập trung cho bé khi học
Kỹ năng tập trung nên được rèn luyện từ lúc bé bắt đầu vào lớp 1. Lúc này, lượng bài tập và kiến thức của bé ngày càng nhiều hơn. Cần một sự tập trung cao để giải quyết nó. Nếu được rèn luyện sự tập trung ngay từ nhỏ. Khi lớn lên, sự tập trung đối với bé không phải là một điều gì quá khó khăn.
Đặc biệt sự tập trung rất cần thiết cho bé trong giai đoạn tập viết chữ đẹp. Khi tập trung hết sức lực, mọi sự chú ý của bạn nằm ở một công việc cụ thể nào đó. Tiềm năng của con người sẽ được phát huy đến mức cao nhất.
2.5. Luyện tập viết chữ thường xuyên
Luyện tập thường xuyên là cách viết chữ đẹp hiệu quả nhất. Mỗi ngày mẹ nên cho bé luyện viết theo bài mẫu hay viết các đoạn văn trong sách để tiến bộ hơn. Các em có thể luyện viết trên bảng con, hoặc luyện viết bài vào vở.
Thỉnh thoảng, bố mẹ có thể tạo hứng thú cho bé bằng cách hướng dẫn các con viết thư, viết ước mơ, viết những câu chuyện tốt mà các con hay làm. Sau quá trình rèn luyện chăm chỉ, bé chắc chắn sẽ bắt kịp được nội dung trên lớp và viết nhanh, viết đẹp hơn.
2.6. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Hướng dẫn luyện viết chữ đẹp cho bé bằng phương pháp đàm thoại gợi mở khá phổ biến hiện nay. Trước khi bắt đầu dạy bé những từ mới, mẹ nên hướng dẫn bé phân tích, nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Sau đó đặt câu hỏi và định hướng cho bé trả lời. Có như vậy bé mới nắm vững được kiến thức, là tiền đề giúp bé viết bài luyện viết chữ đẹp nhanh chóng.
2.7. Phương pháp kể chuyện
Khi dạy bé cách viết chữ đẹp, mẹ có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về rèn chữ như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… Hoặc nêu những tấm gương được vở sạch chữ đẹp ở trường. Mẹ có thể phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho bé. Động viên các con nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn.
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Khiến Bé Không Thể Viết Chữ Đẹp
– Chọn được loại bút phù hợp. Nếu bé dùng bút không thoải mái thì dễ bị đau tay, chán nản và chữ khó đẹp. Trên thị trường có rất nhiều loại bút giúp ích cho việc luyện chữ của các em học sinh. Bạn nên chọn cho bé một loại bút nhẹ nhàng và có ngòi êm. Ngòi êm có thể viết dễ dàng được khi ở trên lớp và không gây rách giấy, không bị gai.
– Bố mẹ ép bé viết chữ đẹp quá nhiều nên trẻ hình thành một số tính cách như: cáu bẩn, chán học…Từ đó bé xem việc luyện viết chữ đẹp không còn vui nữa mà nó chỉ là nghĩa vụ phải làm cho bố mẹ hài lòng.
– Tay của bé còn yếu mềm, hệ thần kinh chưa vững. Khi viết nắn nót là một công việc khó khăn với các em. Viết quá nhiều làm cho tay các em nhanh mỏi, ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, hệ xương và thần kinh của trẻ. Chữ viết của bé cũng không thể đẹp hơn. Do đó, bé cần có thời gian để nghỉ ngơi, không nên ép bé viết chữ quá nhiều.
– Khả năng tập trung ảnh hưởng đến chữ viết của bé rất nhiều. Nếu bé lơ là không tập trung khi viết chữ, sẽ dễ dẫn đến việc viết sai hình dạng, sai chính tả và sai cấu trúc.
– Bố mẹ – những người trực tiếp dạy bé cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng viết chữ của bé. Nếu bố mẹ thường xuyên la mắng khi bé viết chữ xấu hay viết sai thì bé sẽ mất đi động lực và không còn muốn cố gắng để luyện viết chữ đẹp nữa.
Trên đây là các cách viết chữ đẹp cho bé chuẩn bị vào lớp 1. Qua bài viết này, Hatato hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ về vai trò của việc luyện viết chữ đẹp. Mong rằng bố mẹ sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm và tạo điều kiện cho con rèn chữ hiệu quả.