Nội Dung Chính
1. Khi nào thì nên tập ngồi cho bé?
Việc tập ngồi cho bé cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của bé. Một số bé có thể biết ngồi khi được 6 – 8 tháng. Nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Bố mẹ lưu tâm xem xương bé có chắc chắn chưa. Ít nhất khi xương bé đã cứng cáp. Đồng thời bé có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì bố mẹ mới nên bắt đầu cho bé tập ngồi.
Tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì cột sống còn quá non nớt nhưng phải mang khối lượng quá lớn của phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng.
Bố mẹ nên lưu ý đặc biệt ngay từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé. Tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước là dấu hiệu cho thấy bé cần thêm một thời gian nữa mới có thể tập ngồi.
2. Làm thế nào để tập ngồi cho bé?
Bé chỉ có thể ngồi khi các cơ đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, bố mẹ không thể ép bé học ngồi quá sớm. Tuy nhiên, bố mẹ có thể giúp các cơ của bé làm quen với các tư thế ngồi. Điều này giúp việc tập ngồi cho bé trở nên dễ dàng hơn khi cơ thể đã sẵn sàng.
Cho bé nằm sấp
Bước đầu tiên để có một tư thế ngồi hoàn hảo là phải tập giữ đầu ổn định. Cách tốt nhất để làm được điều này là tăng cường cơ cổ và cơ lưng khi nằm sấp. Đặt bé nằm sấp và để đồ chơi mà bé thích trước mặt. Khuyến khích bé nhìn đồ chơi bằng cách nâng đầu lên. Khi bé đã làm được, hãy lặp lại động tác này. Điều này sẽ giúp bé cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi. Ngoài ra, bố mẹ hãy giấu đồ chơi và để cho bé thấy, bé sẽ cố gắng nâng cơ thể dậy để tìm đồ chơi đấy.
Giúp bé di chuyển
Cách để bé làm quen với sự vận động là bố mẹ hãy tập cho bé di chuyển. Giữ bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên một bề mặt mềm mại (nệm, chăn). Điều này sẽ giúp định hướng để bé tự vận động. Đặt bé nằm ngửa, sau đó để đồ chơi trước mặt bé và từ từ di chuyển nó sang bên cạnh sao cho bé vẫn theo dõi món đồ chơi ấy. Khi đã đặt món đồ chơi sang một bên, hãy khuyến khích bé lấy nó.
Ở độ tuổi này, đa số các bé đều đã biết lăn. Vì vậy, bé sẽ cố gắng lăn để đến gần hơn và quan sát món đồ chơi kỹ hơn. Lặp lại bài tập này thường xuyên, đặc biệt lúc bé tỉnh táo. Điều này giúp tăng cường cơ lưng để bé học ngồi nhanh hơn.
Làm ghế tựa cho bé
Khi bé được 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể tập ngồi cho bé qua những buổi ngồi giả bằng cách biến cơ thể bố mẹ thành cái ghế tựa cho bé. Đặt đồ chơi yêu thích của bé lên thảm, sau đó để bé ngồi trong lòng mình và chơi với những món đồ chơi. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ lưng và quen với cảm giác ngồi.
Kích thích sự tò mò của bé
Đến tháng thứ 9, bé đã có thể ngồi vững vàng. Đây là lúc bố mẹ nên khuyến khích bé ngồi càng nhiều càng tốt. Để làm được điều này, bố mẹ hãy đặt những món đồ chơi mới lạ xung quanh sao cho bé có thể lấy được khi ngồi. Bố mẹ cũng có thể ngồi kế bên và chơi cùng bé.
Luyện tập các cơ của bé
Bất kỳ sự vận động nào của cơ thể cũng liên quan đến cơ. Nếu cơ bắp của bé phát triển tốt, bé sẽ học ngồi nhanh hơn. Massage cho bé thường xuyên và chơi một vài trò đơn giản để tăng sức mạnh của các cơ. Ngoài ra, các hoạt động như bò, lăn, nằm sấp cũng là những cách tự nhiên để giúp bé tăng cường sức mạnh của các cơ. Khuyến khích bé luyện tập càng nhiều càng tốt để học ngồi dễ hơn.
3. Lưu ý khi tập ngồi cho bé
Để tránh những ảnh hưởng xấu cũng như giúp tập ngồi cho bé dễ dàng hơn, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:
- Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của bé.
- Bố mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn dạng đặc trước khi bé một tuổi và cũng không nên cho tập cho bé ngồi trước khi bé bước vào giai đoạn phát triển phù hợp. Bé chỉ học ngồi khi đã nâng đầu dậy được và thời điểm thích hợp nhất để bé học ngồi là khi bé 6 tháng. Nếu tập ngồi cho bé quá sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
- Luôn quan sát bé.
- Bé vẫn chưa thật sự ngồi cứng cho đến khi bé được 2 – 3 tuổi. Điều này có nghĩa khi bé đã tự ngồi, bố mẹ cũng nên chú ý quan sát bé cẩn thận vì bé có thể bị ngã bất cứ lúc nào. Do đó, hãy luôn chú ý quan sát bé để đảm bảo sự an toàn.
Mỗi bé có cột mốc phát triển của riêng mình. Nếu trẻ 6 tháng tuổi không thể tập ngồi dù có sự trợ giúp, bố mẹ không nên quá lo lắng. Tiếp tục quan sát bé, nếu bé vẫn chưa tự ngồi được thì bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Kênh Youtube của Hatato: Tại Đây
Xem thêm một số mẫu xe đẩy cho bé khác nhà Hatato: Tại Đây