Bố mẹ nào mà không mong ngóng thời khắc được nghe con nói những tiếng bập bẹ đầu đời của con yêu. Tuy nhiên, có những trẻ lại chậm biết nói hơn khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và một vài mẹo chữa trẻ chậm nói có thể sẽ hữu ích cho em bé nhà bạn nhé.
Nội Dung Chính
1. Khi nào thì xác định trẻ chậm nói?
Bố mẹ phân vân không biết đâu là thời điểm để nhận biết trẻ chậm nói. Dưới đây là một số cột mốc giúp bố mẹ có thêm kiến thức khi dạy con.
- Từ 3 – 4 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này, khi thấy trẻ có những biểu hiện như không phản ứng với tiếng động bất ngờ, hoặc khi tương tác với người thân bé không phát ra bất kỳ âm thanh nào. Lúc này bố mẹ nên chú ý vì có thể đây là dấu hiệu sớm cho thấy trẻ sẽ chậm nói sau này.
- Từ 4 – 12 tháng tuổi:
Biểu hiện rõ nhất của việc trẻ chậm nói ở độ tuổi này đó là bé không quan tâm nhiều đến những gì diễn ra xung quanh. Cụ thể, bố mẹ sẽ không thấy bé bập bẹ nói hay không có bất kì phản ứng gì khi nghe gọi tên mình. Ngoài ra, bé cũng không có chút phản hồi nào khi có người vui đùa hoặc vẫy tay chào bé. Thấy con có những biểu hiện tương tự ở giai đoạn này, bố mẹ nên xem xét liệu có phải trẻ chậm nói hay không.
- Từ 12 – 18 tháng tuổi:
Khi ở độ tuổi từ 12 -18 tháng, đa số trẻ đã bắt đầu nói được những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”,…Ngoài ra, khi thấy thích một món đồ nào đó, bé sẽ chỉ vào và có hành động vòi vĩnh bố mẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ có dấu hiệu chậm nói, bé sẽ không thể hiện những điều này. Dù là lúc cần sự giúp đỡ nhất, bé cũng không có biểu hiện gì ra bên ngoài.
- Từ 18 – 36 tháng tuổi:
Biểu hiện trẻ chậm nói ở những thời điểm khi bé đã lớn hơn thường khó nhận ra và dễ bị nhầm lẫn với việc trẻ bị tự kỷ. Lý do là vì lúc này có thể trẻ đã nói được một số từ. Tuy nhiên, trẻ chỉ nói khi bắt buộc phải nói hoặc chỉ bắt chước lại lời người khác. Một biểu hiện nữa là bố mẹ sẽ thường thấy trẻ chỉ thích chơi một mình, không có nhu cầu chơi cùng người khác.
Thông thường có đến ⅕ trẻ ở độ tuổi này có dấu hiệu chậm nói. Tình trạng này sẽ tự chấm dứt khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bố mẹ được phép chủ quan. Bố mẹ vẫn nên quan sát, theo dõi bé để kịp thời tìm cách xử lý khi bé thực sự chậm nói.
2. Vì sao trẻ chậm nói?
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Trong đó, có 2 nhóm nguyên nhân chính phải kể đến:
- Nguyên nhân tâm lý: Khi bé gặp phải những vấn đề liên quan đến các bộ phận cơ thể như tai, lưỡi,…các các đề về não bộ. Đây là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ.
- Nguyên nhân thực thể: Do bé gặp phải một cú sốc tâm lý nào đó quá sớm. Gia đình ít quan tâm, không thường xuyên có những hoạt động tương tác, kích thích khả năng tò mò của bé cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói.
2.1 Trẻ chậm nói có đáng lo không?
Tầm quan trọng của việc trẻ chậm nói như thế nào bố mẹ có thể theo dõi bé yêu. Trước hết bố mẹ phải đánh giá được tình trạng chậm nói của con. Việc trẻ chậm nói chỉ là tạm thời, bé phải mất thời gian lâu hơn các bạn đồng trang lứa một chút để có thể nói được. Khi đó, bố mẹ không nên quá lo lắng và có thể chờ đợi thêm một chút thời gian. Thậm chí, có trường hợp trẻ chậm nói nhưng ngược lại có sự phát triển vượt trội về trí tuệ so với trẻ khác. Người ta gọi đây là “hội chứng Einstein” hay trẻ chậm nói thông minh.
Tuy nhiên, với trường hợp trẻ chậm nói là một tình trạng bệnh lý thì lúc này mới thật sự đáng lo. Các bậc phụ huynh nên tìm đến sự can thiệp của bác sĩ để đưa ra cách xử lý phù hợp nhất cho bé.
2.2 Thực hư mẹo chữa chậm nói bằng đậu đỏ
Chắc hẳn khi tìm hiểu về các mẹo chữa trẻ chậm nói, bố mẹ đã từng một lần nghe về mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ. Vậy cách làm này là gì và nó có thực sự hiệu quả?
Với mẹo này bạn chỉ cần lấy một ít đậu đỏ, tán mịn thành bột. Sau đó, trộn với ít rượu, khuấy đều thành hỗn hợp dạng sệt. Bôi định kỳ 1 – 2 lần/ ngày dưới lưỡi trẻ. Tiếp tục duy trì thói quen này cho đến khi bé nói được.
Khi bị bệnh người ta thường có tâm lý “Phước chủ may thầy”. Nghĩa là nghe phương pháp đó nhiều người làm thì mình cũng làm thử, may đâu lại khỏi bệnh thì sao. Hơn nữa, việc chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ thực chất là một cách làm dân gian rất dễ để làm theo. Vì vậy, khi biết dùng đậu đỏ có thể giúp con nhanh biết nói hơn, nhiều bố mẹ làm thử ngay mà chưa tìm hiểu kỹ. Dẫn đến không những không mang đến hiệu quả, thậm chí còn để lại hậu quả không mong muốn cho con.
Mẹo dùng đậu đỏ đã giúp rất nhiều trường hợp trẻ chậm nói có thể nói được nhanh hơn. Tuy nhiên không có phương pháp nào là tuyệt đối, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc chuyên gia có chuyên môn để theo dõi và điều trị kịp thời.
3. Mẹo chữa chậm nói bố mẹ nên biết
3.1 Đọc sách cùng con
Yếu tố quan trọng của việc giúp trẻ nhanh nói hơn là bố mẹ phải tạo được nhiều hoạt động tích cực với bé. Một hành động được coi là tích cực khi hành động đó tạo được sự tương tác qua lại với trẻ. Đọc sách là một ví dụ điển hình.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ hãy dành thời gian đọc truyện cho bé nghe. Lâu lâu bố mẹ nên dừng lại một chút và hỏi bé. Dù bé có trả lời hay không thì đây cũng là một việc nên làm và cần thiết giúp kích thích khả năng ngôn ngữ trong trẻ. Một lưu ý nhỏ là bố mẹ nên chọn những loại sách có hình minh hoạ, nhiều màu sắc sinh động sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ hơn.
3.2 Dành thời gian trò chuyện với bé
Trong mọi hoạt động thường nhật, bố mẹ đều nên tạo điều kiện trò chuyện với bé nhiều hơn. Cách đơn giản nhất là khi cho bé tiếp xúc với vật gì đó, bố mẹ có thể dạy bé phát âm tên của chúng. Dù bé chưa nói lại được liền nhưng nghe bố mẹ phát âm to, rõ ràng ít ra cũng giúp bé ghi nhớ âm thanh đó. Lâu dần sẽ kích thích được khả năng ngôn ngữ trong trẻ, giúp trẻ mau chóng nói được những gì mình nghe bấy lâu nay.
3.3 Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng âm nhạc
Giai điệu vui vẻ, rộn ràng của những bài hát sẽ rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ. Khi lắng nghe tiết tấu của những bài hát, cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng muốn lắc lư theo điệu nhạc, bé cũng vậy. Việc thường xuyên cho bé nghe nhạc sẽ góp phần giúp trẻ năng động hơn. Qua đó cũng giúp cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ.
3.4 Cho trẻ đến những khu vui chơi công cộng
Việc cho trẻ đến những nơi như công viên, sở thú, bảo tàng,…để vui chơi sẽ cho trẻ tiếp xúc với nhiều người xung quanh và nhiều thứ mới lạ hơn. Khi còn nhỏ, mọi thứ đều mới mẻ với bé, vì vậy nên đưa bé ra ngoài thường xuyên để kích thích sự tò mò khám phá của bé. Từ đó, giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn, nhờ đó mà khả năng ngôn ngữ cũng sẽ được “đưa về quỹ đạo” bình thường.
3.5 Bổ sung dưỡng chất tốt cho khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Bên cạnh những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói thì chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ. Bất kì một em bé nào cũng cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để lớn lên. Tuy nhiên, đối với những trẻ có biểu hiện chậm nói, bố mẹ nên lưu ý hơn một chút.
- Thực phẩm giàu protein: Trẻ chậm nói cần được bổ sung từ 24 – 30 gram protein mỗi ngày qua các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng.
- Vitamin A: Nếu không được cung cấp đủ lượng vitamin a, bé sẽ dễ bị nhiễm trùng dẫn đến viêm tai, ảnh hưởng đến khả năng nghe nói ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên cung cấp vitamin A cho bé thông qua các nguồn chính như: Sữa mẹ, sữa bột, khoai lang, cà rốt,…
- Omega 3 và các nguyên tố vi lượng: Omega 3 là một loại axit béo có lợi cho sự phát triển não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ ngôn ngữ. Các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, magie cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ không thể quên những chất này khi chọn thực phẩm cho trẻ chậm nói.
Mỗi em bé sẽ trải qua một quá trình phát triển có đôi chút khác biệt. Có bé biết nói từ rất sớm, cũng có bé phải mất nhiều thời gian hơn mới bập bẹ được một vài từ. Vì vậy, khi thấy bé chậm nói, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hatato khuyên bố mẹ chú ý quan sát con, dành thời gian chơi với con nhiều hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa trẻ chậm nói để giúp đẩy nhanh quá trình học nói ở trẻ.
>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd