Tê bì chân tay khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nhiều mẹ bầu còn chủ quan và phớt lờ hiện tượng này. Do đó, hiện tượng này kéo dài mãi mà vẫn không tìm được nguyên nhân chính xác để khắc phục. Đọc ngay bài viết sau để biết rõ nguyên nhân.

1. Nguyên Nhân Khiến Mẹ Bầu Bị Nhức Mỏi Chân

Sau đây là 5 nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân khi mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo để tìm ra nguyên nhân và cách phòng tránh.

1.1. Do thay đổi hormone

Trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ thường xuyên thay đổi hormone. Đặc biệt là trong giai đoạn gần cuối thai kỳ lượng hormone tăng lên đáng kể. Trong đó là hormone Relaxin. Đây là một loại hormone giúp giãn cơ, giãn dây chằng vùng chậu để chuẩn bị cho thời khắc lâm bồn. Cũng chính vì hormone này tăng nhanh làm giãn dây chằng vùng chân gây viêm, đau nhức chân.

1.2. Do tăng cân

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mẹ bầu bị tê bắp chân. Nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân là do chịu áp lực lớn từ tử cung, thai nhi và bộ ngực ngày càng phát triển. Điều này tại áp lực càng lớn lên các dây chằng và làm chúng bị căng ra dẫn đến đau nhức.

Sự kết hợp giữa việc tăng Relaxin và tăng cân có thể gây ra hiện tượng vòm chân thấp (hay còn gọi là bàn chân phẳng) ở mẹ bầu. Lúc này, gan bàn chân bị dàn phẳng, hệ thống dây chằng phải kéo căng để giữ vòm chân hình cung, khiến tình trạng đau nhức chân càng nặng hơn.

tang can khi mang thai 1
Tăng cân là nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân

1.3. Do vận động không đúng tư thế

Đây cũng là một trong những nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân khi mang thai 3 tháng cuối. Càng đến gần giai đoạn cuối, bụng bầu của mẹ càng lớn thì khả năng vận động càng hạn chế. Bởi vì giai đoạn này mẹ bầu dễ đứng, ngồi, nằm sai tư thế nên dễ bị chèn ép dây thần kinh, giảm lượng máu lưu thông tới các chi, giảm lượng oxy cần thiết dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị đau bắp chân.

1.4. Do chế độ ăn uống

Nguyên nhân quan trọng khiến mẹ bầu mang thai bị đau bắp chân là do chế độ ăn uống của mẹ bầu không đủ chất. Khi mang thai, mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng cao hơn mức bình thường vì phải nuôi thai nhi trong bụng. Sự thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như: Canxi, Magie và nước có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở mẹ.

Canxi, Magie là những khoáng chất cần thiết cho mẹ lẫn thai nhi. Canxi giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức. Thiếu canxi còn có thể dẫn đến các cơn chuột rút ở bắp chân, gây khó chịu, nhức mỏi chân. Magie bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ tiền sản giật, đẻ non, giảm tỷ lệ sinh non. Đặc biệt, thiếu magie có thể khiến mẹ bầu bị đau 2 bắp chân. Ngoài ra khi thiếu nước, quá trình trao đổi chất không được diễn ra thuận lợi, gây ứ đọng bên trong làm đau nhức các khớp xương. Đây cũng là nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân khi có mang em bé.

Vì sao cần bổ sung sắt, canxi, DHA cho bà bầu
Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân

2. Mẹo Chữa Trị Và Phòng Ngừa Chứng Nhức Mỏi Chân Của Bà Bầu

2.1. Mẹo chữa trị nhức mỏi chân ở bà bầu

a. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi cảm thấy bị nhức mỏi chân, mẹ bầu nên nghỉ ngơi tránh làm những công việc nặng. Mẹ không nên đứng quá lâu trong thời gian dài. Rèn luyện sức khỏe cho đôi chân bằng cách đi bộ hoặc tập các bài yoga để giúp cơ bắp hoạt động tốt, máu lưu thông đến các chi cần thiết và giúp bơm các chất thải ra khỏi bàn chân. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay đổi tư thế nằm ngủ hoặc kê gối ở chân để giảm đau.

b. Mang vớ nén

Có rất nhiều nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân vì vậy nhiều người truyền tai nhau những kinh nghiệm đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Mang vớ nén có khả năng giúp giảm sưng ở bàn chân. Mẹ có thể lựa chọn các loại tất cao đến đầu gối, nhưng tốt nhất là nên chọn tất cao đến đùi vì chúng đảm bảo rằng chất lỏng thừa sẽ không đọng lại xung quanh đầu gối của mẹ.

c. Sử dụng các bài tập giúp giảm đau

Ngoài việc tham gia các lớp học yoga, đi bộ thì đi tắm hoặc đi bơi cũng là một phương pháp tốt. Nước tác động lực lên các vết sưng bên ngoài và giúp giảm sưng hiệu quả.

Một số bài tập khi mang thai mẹ có thể tham khảo là:

  • Xoa bóp, massage: Các hoạt động này giúp khí huyết lưu thông, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm các cơn đau nhức chân. Mẹ có thể xoa bóp chân cùng với dầu hoặc một số loại tinh dầu như: oải hương, bạc hà, sả,..Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp việc xoa bóp, massage với ngâm chân cùng các thảo dược, muối, gừng, chanh sả.
  • Bài tập squat với bóng; Giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ mông, hỗ trợ dây chằng đầu gối. Bài tập này mẹ nên tập với sự hỗ trợ của người thân hoặc người hướng dẫn.
  • Bài tập kéo dãn bắp chân: Giúp tăng tuần hoàn và lưu lượng máu đến bàn chân làm giảm sưng, giảm đau nhức cho mẹ.
 Nguyên nhân và mẹo chữa trị mẹ bầu bị đau bắp chân khi mang thai
Một số bài tập giúp giảm đau chân cho mẹ bầu

2.2. Phương pháp phòng ngừa nhức mỏi chân của bà bầu

a. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng là cách hữu hiệu để phòng tránh hiện tượng bà bầu bị nhức bắp chân. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu:

– Tăng cường các thực phẩm giàu canxi: Rau, củ, tôm, đậu phụ, hạnh nhân,..để giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức xương khớp khi mang thai.

– Bổ sung thêm các chất xơ, vitamin và khoáng chất tránh táo bón khi mang thai.

– Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 10-12 ly) để cung cấp đủ nước cho mẹ và thai nhi, giúp tuần hoàn và lưu thông máu tốt tránh được hiện tượng đau bì tay chân.

– Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều muối vì chúng có khả năng giữ nước gây tê bì chân tay. Tránh xa các chất kích thích như cafe, trà, bia rượu,..ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

b. Vận động nhẹ nhàng

Một chế độ tập thể dụng nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, cải thiện nhịp thở rất nhiều. Hầu hết các bài thể dục nhẹ nhàng đều đem lại tác dụng tốt, đặc biệt là đi bộ và đạp xe thường xuyên.

ba bau dau chan 1
Đi bộ thường xuyên để khắc phục nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân

c. Rèn luyện sức khỏe tinh thần

Ngoài yếu tố thể chất, sức khoẻ tinh thần cũng ảnh hưởng đến cơ thể mẹ rất nhiều, góp phần giúp hạn chế những cơn đau nhức. Nhiều phụ nữ thường mắc phải tình trạng trầm cảm khi có thai dẫn đến nhiều hệ lụy đáng sợ. Mẹ bầu nên tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Hãy ngủ đủ giấc, suy nghĩ lạc quan để giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Sức khỏe tinh thần tốt và ổn định sẽ giúp cho thai kỳ của mẹ bầu nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

3. Một Số Mẹo Mua Giày Cho Mẹ Bầu Bị Đau Chân

Trong những tháng thai kỳ, cơ thể mẹ bầu nặng nề đi đứng khó khăn, mẹ bầu còn phải đối phó với nguy cơ té ngã. Do đó, chọn một đôi giày mang thích hợp rất quan trọng trong giai đoạn này. Sau đây là một số mẹo mua giày cho bà bầu bị đau chân:

  • Hiện tượng phù chân khi mang thai thường xuất hiện vào buổi chiều tối. Muốn chọn mua giày mới, mẹ nên thử giày vào thời điểm này trong ngày.
  • Chọn giày dép đế bằng. Nếu bạn không thích, hãy chọn giày gót rộng và thấp. Giày đế thấp giảm nguy cơ bạn bị té ngã và không cần phải uốn cong bàn chân.
  • Giày gót rộng sẽ giúp bạn phân phối đều trọng lượng của cơ thể lên lòng bàn chân, giúp giảm đau chân. Đế thấp sẽ giảm nguy cơ bị trượt té.
  • Gót giày không cao quá 5cm và không phải là gót nhọn.
  • Nếu bạn không tìm được loại giày có hỗ trợ cân gan chân, bạn hãy mua thêm những miếng lót và đệm thêm vào giày.
  • Chọn những đôi sandal đế phẳng sao cho các ngón chân sẽ có được sự tự do, thoải mái. Khi mang những loại giày này mẹ không cần phải cúi xuống. Khi vào mùa đông, mẹ nên mang thêm vớ.
  • Giày lười cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai bởi chúng nhìn rất phong cách, thoải mái và thấp gót. Ngoài ra, giày lười cũng không khiến chân bạn đau khi đi bộ.
  • Giày sneaker hoặc giày thể thao cũng sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn phải đi bộ trong một thời gian dài. Giày này không làm đau chân, thoải mái di chuyển. Ngoài ra, mẹ còn có thể phối giày với nhiều kiểu quần áo khác nhau.

 

Có nhiều nguyên nhân mẹ bầu bị đau bắp chân khi mang thai. Bài viết trên là những nguyên nhân phổ biến nhất mà Hatato muốn chia sẻ đến bạn. Hiện tượng đau nhức chân trong thời kỳ mang thai không quá nguy hiểm nhưng nó đem lại cảm giác khó chịu, mệt mỏi, bất tiện cho mẹ bầu. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám,  tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục khoa học nhất.

Kênh youtube Hatato: https://www.youtube.com/channel/UCH-ekFFlgTWY-TYAMeQwztQ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *