Ở cữ chính là khoảng thời gian để cơ thể người phụ nữ phục hồi sau sinh. Ở cữ đúng cách còn có tác dụng giúp mẹ tránh được những biến chứng hậu sản và không bị đau nhức khi lớn tuổi. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ giải thích cho mẹ về việc khám sức khỏe phụ khoa sau sinh. Vì vậy, đây là bài viết mà mọi người không nên bỏ lỡ.

1. Nên ở cữ bao lâu để sức khoẻ bình phục hoàn toàn

Ở cữ là cụm từ nói về khoảng thời gian sau sinh, mà mẹ bầu cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lành vết mổ. Lời khuyên từ những bác sĩ về chuyện ở cữ hiện nay cho các mẹ là phải ở cữ sau khi sinh. Nguyên nhân là do trong lúc chuyển dạ, cơ thể người mẹ phải dùng sức rất nhiều, khiến cơ thể bị đuối sức và tiềm tàng nhiều rủi ro thai kỳ. Nên nghỉ ngơi sau khi sinh là hoàn toàn cần thiết để hồi phục những tổn thương.

Kiêng cữ sau sinh theo dân gian các mẹ cần biết

Ở cữ giúp mẹ giảm thiểu các biến chứng sau khi sinh

Tuy nhiên ở cữ hiện đại sẽ không phải kiêng khem quá mức như ở cữ truyền thống.

Ngày xưa, việc kiêng cữ sau sinh thường diễn ra trong vòng 3 tháng 10 ngày, người phụ nữ sau sinh phải ở trong phòng kín gió, không được nói chuyện với người lạ, không được đọc sách báo, không được tắm rửa,….Vì ngày xưa quan niệm việc tắm sớm sẽ khiến nước thấm vào da gây nhiễm lạnh cho mẹ, đọc sách báo gây yếu mắt. Nghiêm trọng hơn nếu không kiêng cữ đúng thời gian, mẹ rất dễ bị đau ốm, bệnh tật, nhức đầu, nhức xương khớp,…

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật y khoa và lối sống hiện đại nên việc kiêng cữ đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều, thay vì kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày thì các mẹ chỉ cần kiêng cữ 1 tháng là được.

Sau khoảng 3- 4 ngày sinh nở là mẹ có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Trong tháng kiêng cữ mẹ chỉ cần tránh vận động mạnh, tránh tập thể dục nặng, kiêng quan hệ vợ chồng,…là được.

Sau khi ra tháng thì các mẹ có thể trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nên chú ý ăn những thực phẩm dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe để không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

2. Ở cữ đúng cách khoa học cho các mẹ sau khi sinh

Giai đoạn sau sinh là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, đặc biệt với những ai mới lần đầu sinh con. Tuy nhiên nếu quá lo lắng và suy nghĩ có thể khiến cho mẹ dễ bị stress. Mẹ chỉ cần nắm rõ những điều nên và không nên làm trong thời gian ở cữ ở bên dưới đây.

2.1 Chế độ dinh dưỡng

Ở cữ truyền thống thường kiêng khem quá mức, đặc biệt là về dinh dưỡng sau khi sinh. Thì trái ngược hoàn toàn, ở cữ hiện đại có sự đa dạng về thực đơn và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và vitamin hằng ngày. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng còn giúp tăng chất lượng sữa của mẹ đối với bé sơ sinh. Tiếp thêm nguồn năng lượng để người mẹ có đủ sức khỏe chăm sóc trẻ, đặc biệt là các mẹ mới sinh mổ.

Trong quá trình chế biến cần lưu ý, những món ăn dành cho mẹ sau sinh phải được vệ sinh kỹ và ăn chín uống sôi để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

 

Vitamin cho ba bau 1

Nên xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh đa dạng về dưỡng chất

2.2 Không khiêng vác vật nặng

Đây là điều mà các mẹ bầu thường bỏ qua, sau khi sinh, mẹ không nên lao động, làm việc năng ngay. Việc khiêng vác, lao động nặng khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Kèm theo đó, việc rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế.

2.3 Không tự ý uống thuốc

Mẹ sau sinh còn đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có chỉ định bác sĩ. Các loại thuốc này có thể đi vào dòng sữa và ảnh hưởng tới trẻ.

2.4 Không tắm bằng nước lạnh

Ở cữ hiện đại, không quy định mẹ không được dụng nước sau sinh. Tuy nhiên,

trong thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. Thường sau 3 – 4 ngày, mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.

2.5 Hạn chế căng thẳng mệt mỏi

Sau sinh là khoảng thời gian tâm lý của các mẹ nhạy cảm nhất. Phần lớn nhiều người bị rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh, rất mệt mỏi và căng thẳng. Nên người chồng và gia đình nên thường xuyên chia sẻ công việc và trò chuyện cùng mẹ, để giảm bớt những áp lực và stress gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ.

3. Nhiều mẹ thắc mắc sau sinh bao lâu thì được quan hệ vợ chồng

Sau khi trải qua quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều và cần thời gian để hồi phục. Với những mẹ sinh mổ thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn sinh thường. Nhiều người thắc mắc sau sinh bao lâu được quan hệ vợ chồng?

Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ thì việc quan hệ sớm sau sinh là điều không nên, bởi nếu cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn mà phải chịu thêm nhiều tác động từ bên ngoài sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, rách chỉ khâu, tổn thương đến vết mổ…

  • Sinh thường: Thông thường người mẹ sẽ ở cữ ít nhất là 6 tuần. Sau đó tùy vào sức khỏe của người mẹ mới quyết định được. Tuy nhiên trong thời gian cho con bú thì vợ chồng cũng không nên quan hệ nếu không sẽ gây ra tắc sữa, mất sữa. Đặc biệt quan hệ sau khi sinh cả hai cần phải thực hiện biện pháp tránh thai an toàn.
  • Sinh mổ: Sau sinh là lúc chịu đựng các cơn đau từ vết mổ, việc đi lại, sinh hoạt cũng trở nên khó khăn. Người mẹ cần phải kiêng cữ cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng hay rách vết mổ. Vậy mổ đẻ kiêng quan hệ bao lâu? Các chuyên gia khuyên rằng sau sinh 3 tháng thì vợ chồng mới nên quan hệ trở lại.

4. Khám sức khỏe phụ khoa sau sinh là điều cần thiết mẹ cần lưu ý

Đối với các bà mẹ sau khi sinh thường và sinh mổ, vết thương tại tầng sinh môn và vết thương mổ dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết thậm chí là sốc nếu không được chăm sóc cẩn thận vì vậy bạn nên đi tái khám sinh để kiểm tra tình trạng các vết thương đó. Trong khoảng thời gian mang thai, tử cung của người mẹ phình to gấp 1000 lần, sau khi sinh, những tàn dư sót lại bên trong tử cung sẽ bong ra và đào thải, tuy nhiên sẽ có trường hợp các tàn dư đó biến tính tạo thành những nguy cơ gây nguy hiểm cho người mẹ. Vì vậy khoảng thời gian tái khám sau sinh được coi là thời điểm vàng để xác định tình trạng cơ thể và tránh những rủi ro về sau này.

ở cữ

Khám sức khỏe phụ khoa sau sinh là điều vô cùng cần thiết 

Mẹ không nên trì hoãn việc tái khám sau sinh, có thể các mẹ thấy cơ thể mình khỏe mạnh bình thường, không có triệu chứng bất ổn hoặc do bác sĩ không dặn dò thời gian quay lại khám trước khi xuất viện. Nhưng các mẹ nên lưu ý rằng, có nhiều bệnh lý không biểu hiện ra bằng triệu chứng cụ thể bên ngoài nên rất khó tự phán xét mình có ổn định không nếu không khám hay kiểm tra. Hơn nữa, việc tái khám không quá tốn kém và không mất nhiều thời gian nên rất dễ dàng thực hiện.

Thông thường, lúc xuất viện, bác sĩ sẽ dặn dò thời gian tái khám nên các mẹ hãy thực hiện theo nó. Nếu không, các mẹ nên đi khám trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh hoặc có thể khám bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian này nếu nhận thấy mình có gì đó bất ổn, không giống như những sản phụ bình thường khác.

Bài viết trên là những chia sẻ thú vị về việc ở cữ đúng cách. Sinh nở là chuyện vô cùng thiêng liêng và quan trọng, nên mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về vượt cạn, cũng như cách chăm sóc bản thân và sức khỏe trong lúc mang thai và sau khi sinh để có được sức khỏe tốt nhất nhé!

Kênh Youtube của Hatato: Tại Đây 

Xem thêm một số mẫu xe đẩy cho bé khác nhà Hatato: Tại Đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *