Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu lâu là đủ? Cùng Hatato tìm hiểu ngay dưới đây:
Nhiều trẻ sơ sinh thường là “cú đêm” vì thức rất khuya, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và nhịp sinh hoạt của trẻ, cũng như những thành viên khác trong gia đình.
Thực tế là có rất nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu hết về đặc điểm giấc ngủ trẻ sơ sinh nên gặp không ít khó khăn trong trong việc chăm sóc trẻ. Hãy tham khảo những thông tin liên quan đến giấc ngủ của bé được chia sẻ trong bài viết sau đây để có thể hiểu hơn về giấc ngủ của trẻ sơ sinh và chăm sóc con tốt hơn nhé!
Nội Dung Chính
1. Giấc ngủ trẻ sơ sinh
Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh có một chu kỳ và nhu cầu sinh lý riêng biệt. Có rất nhiều bậc làm cha mẹ hiểu lầm rằng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phải đạt mức tối thiểu 16 giờ/ngày. Đặc biệt là vào buổi đêm, nhiều cha mẹ thường quan niệm rằng bé cưng phải ngủ đủ 8 giờ để đảm bảo sức khỏe. Nhưng trên thực tế, việc ngủ đủ 6 – 8 giờ/đêm chỉ áp dụng với người lớn. Còn đối với trẻ sơ sinh, bé sẽ có chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 45 phút với giấc ngủ không sâu (giấc ngủ REM) chiếm khoảng 50 – 75% thời gian của chu kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc trong khi ngủ, bé sẽ ngủ không yên giấc, thường xuyên cựa quậy, thức giấc và thậm chí là quấy khóc.
2. Những hiểu lầm của cha mẹ về giấc ngủ trẻ sơ sinh
2.1. Hiểu lầm về giấc ngủ sâu của trẻ
Cha mẹ thường hay quan niệm tình trạng quấy khóc vào ban đêm mà không chịu ngủ của trẻ là do trẻ đã ngủ quá nhiều trong ngày. Chính vì thế, một số cha mẹ thường hay sử dụng tiếng ồn hay tác động để làm gián đoạn giấc ngủ ban ngày của trẻ. Nhưng điều này lại gián tiếp gây hại đến trẻ. Thực tế, trẻ sơ sinh thường có những giấc ngủ không sâu (giấc ngủ REM) nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
2.2. Giấc ngủ về đêm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Giấc ngủ về đêm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không ổn định trong vài năm đầu đời và điều này hoàn toàn bình thường. Trẻ có thể thức để được cho ăn, bồng bế hoặc để thay tã. Kể cả khi đã ổn định được giờ giấc ngủ đêm sau vài năm đầu đời, thời gian ngủ vào ban đêm của trẻ vẫn có thể thay đổi vì sự tác động của quá trình mọc răng, bệnh tật, cai sữa…
2.3. Chế độ bú, ăn dặm có thật sự ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ nhỏ?
Thực tế, có rất nhiều cha mẹ nhầm tưởng rằng việc cho trẻ sử dụng sữa công thức và thức ăn dặm sẽ giúp bé giảm thiểu tình trạng thức khuya, thức dậy giữa đêm và giúp bé cai sữa mẹ dễ dàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kendall-Tackett cho thấy tuy sữa mẹ được tiêu hóa nhanh hơn nhưng thời lượng ngủ của bé bú sữa mẹ lại dài hơn so với những trẻ bú sữa công thức. Lý do là vì sữa mẹ có chứa melatonin với tác dụng làm dịu dạ dày nên bé bú sữa mẹ sẽ ngủ ngon hơn vì ít bị đau bụng, khó chịu.
2.4. Trẻ bú đêm có ảnh hưởng gì giấc ngủ không?
Tình trạng giật mình thức giấc vào đêm là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, có khoảng 50% trẻ 6 tháng tuổi và 27% trẻ 1 tuổi vẫn gặp phải tình trạng này. Việc cho trẻ bú vào ban đêm là một điều cần thiết và tần suất bú đêm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cữ bú trong ngày hay nhu cầu dinh dưỡng của bé, kể cả khi bạn cho bé bú sữa mẹ, sữa công thức hay thậm chí là con đã ăn dặm. Tuy nhiên, việc bú đêm này hoàn toàn không liên quan đến tình trạng thức đêm của trẻ.
Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng sẽ cần được bú đêm nhiều hơn so với các bé lớn hơn. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo rằng việc cho trẻ bú khi bé đói, khi mẹ căng sữa… là điều cần thiết để duy trì nguồn sữa và đảm bảo được sự gắn bó, tình yêu thương giữa mẹ và bé. Ngoài ra, trẻ chỉ hấp thụ được 1/3 lượng dưỡng chất có trong sữa vào các cữ bú đêm. Vì thế, việc hạn chế bú đêm sẽ khiến trẻ sụt cân, cai sữa sớm…
3. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu lâu là đủ?
Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Bệnh viện Từ Dũ, trẻ sơ sinh sẽ phải ngủ từ 16 – 20 giờ/ngày. Vì thế, việc trẻ sơ sinh ngủ không đủ 18 – 20 giờ/ ngày khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng giống nhau. Bé có thể ngủ tầm dưới 20 giờ nhưng con vẫn vui vẻ, không cáu gắt, không khóc… hay không có dấu hiệu bất thường đáng lo ngại thì bố mẹ không cần quá bận tâm.
Trong khoảng 2 năm đầu đời, não bộ của trẻ sẽ phải trải qua sự thay đổi và phát triển rất lớn. Do đó, giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ không đi theo một khuôn khổ nhất định. Vì thế, bậc làm cha mẹ cần nên nhạy bén và linh hoạt với cách nuôi dạy con của mình để đảm bảo được sự phát triển của trẻ.
Để hiểu thêm về giấc ngủ trẻ sơ sinh, hãy tham khảo hình ảnh dưới đây:
Hy vọng với thông tin mà Hatato cung cấp ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh phần nào biết được trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu lâu là đủ.
>>> Mua hàng trên gian hàng Shoppe Hatato: https://shp.ee/pwudydd